Hoàn thiện môi trường pháp lý cho thị trường sức lao động phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 102 - 105)

Trong quá trình phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương, cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý cho thị trường này sớm phát triển trong điều kiện nước ta

gia nhập vào WTO, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, do vậy, tỉnh cần phải thực hiện các giải pháp sau:

- Tiếp tục cải cách hành chính, trước hết là tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về lao động, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch; đơn giản các thủ tục hành chính, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác LĐTBXH xã phường.

- Cần có chính sách và cơ chế huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là những ngành, lĩnh vực có khả năng sử dụng nhiều lao động làm công ăn lương, như: chính sách sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, các doanh nhân ,sử dụng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn; di chuyển một phần đáng kể lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp bằng các biện pháp đào tạo nghề đối với lao động.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và sử dụng hiệu quả Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm thông qua việc cho vay từ Ngân hàng chính sách xã hội để người thất nghiệp, người thiếu việc làm có cơ hội việc làm, trong đó quan tâm hơn việc cho vay vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề; các dự án góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại chỗ; doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ; dạy nghề và tạo việc làm cho lao động là người tàn tật.

- Mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề) và liên thông giữa các cấp trình độ; đồng thời chuyển sang đào tạo theo định hướng cầu lao động (đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất); cung cấp lao động có chất lượng về tay nghề, sức khỏe, có kỷ luật, tác phong công nghiệp, có văn hóa... cho thị trường lao động.

- Quy hoạch và phát triển rộng khắp các cơ sở giới thiệu việc làm ở các địa phương để người lao động dễ tiếp cận; sử dụng công nghệ thông tin hiện đại (internet, website) để thực hiện giao dịch lành mạnh, hiệu quả và chuyên nghiệp, chống tiêu cực, nhất là lừa đảo người lao động.

- Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động (thông tin, quảng cáo, trang tìm việc làm trên các báo, đài, tivi, hội chợ việc làm) tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng một cách đồng bộ, có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm, chính sách hỗ trợ lao động ở vùng sâu vùng xa ở các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng, Tân Uyên … tham gia xuất khẩu lao động.

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường.

- UBND Tỉnh hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu việc làm và các chương trình, dự án khác để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động…

- Nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, cần nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước với sự phân công, phân cấp rõ ràng; phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cấp, từng cơ quan; đối với mỗi công việc cụ thể đều phải có cơ quan nhất định có thẩm quyền và chịu trách nhiệm thực thi.

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện môi trường pháp lý để mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng cường thu hút chuyên gia quốc tế giỏi và Việt Kiều giỏi vào làm việc ở Bình Dương trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, hoạt động khoa học-công nghệ, tư vấn thiết kế, quản lý và kinh doanh... để nâng cao chất lượng phát triển con người và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng để tăng thêm được nhiều người lao động đi học tập và làm việc ở nước ngoài.

- Tiếp tục tăng cường quản lý an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định nhằm thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế, qua đó có điều kiện để xã hội sử dụng lao động, giải quyết việc làm , tăng thu nhập và đời sống cho người lao động, thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn lao động.

KẾT LUẬN

Phát triển thị trường sức lao động là một trong những yếu tố góp phần hoàn thiện hệ thống thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói chung, tỉnh Bình Dương nói riêng.Thị trường sức lao động là một thị trường mới hình thành và phát triển, do đó còn có những hạn chế nhất định, thị trường sức lao động còn

phát triển không đồng nhất giữa các vùng, các khu vực, do đó trong quá trình phát triển cần phải có những bước đi phù hợp.

Tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, vì thế thị trường sức lao động cũng không ngừng phát triển, hình thành các nhân tố của thị trường sức lao động như cung sức lao động, cầu sức lao động, hàng hóa sức lao động. Ngoài ra sự phát triển kinh tế của tỉnh làm cho thị trường sức lao động phát triển nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phát triển thị trường sức lao động ở Bình Dương còn có những hạn chế như: mất cân đối cung - cầu lao động, tiền công, tiền lương cho người lao động, giữa lao động trong các khu vực kinh tế, vai trò quản lý của nhà nước cũng như hệ thống pháp luật chưa đồng bộ… Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra phương hướng hoạt động của thị trường sức lao động Bình Dương trong thời gian tới: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cơ sở cho chuyển dịch cơ cấu lao động địa phương, thực hiện kích cầu lao động đồng thời nâng cao số lượng, chất lượng, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động địa phương cũng như lao động nhập cư, nâng cao thu nhập cho người lao động cũng như đời sống của họ, đa dạng hóa giao dịch việc làm, thông tin thống kê lao động, tư vấn việc làm, thu hút mọi thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển thị trường sức lao động.

Để thực hiện tốt phương hướng nêu trên, cần phải chú trọng đến các nhóm giải pháp chủ yếu như: giải pháp đối với cung lao động, giải pháp cầu lao động, cũng như giải pháp hỗ trợ và khuyến khích thị trường sức lao động hoàn thiện và phát triển. Qua đó, từng bước xây dựng và củng cố thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hoàn chỉnh, hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)