Giá cả sức lao động chưa được xem là công cụ cạnh tranh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 76 - 77)

Theo các chuyên gia về lao động tiền lương, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP, tiền lương của các doanh nghiệp Việt Nam tăng ở mức 7%/năm, So với các vùng trong cả nước thì mức lương tại tỉnh Bình Dương khá cao so với mức bình quân chung.

Hiện nay, mức lương thấp nhất của lao động phổ thông tại Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Bình Dương trong doanh nghiệp tư nhân là 800.000 - 900.000 đồng/tháng, ở một số doanh nghiệp mức lương đã ngang bằng với TP.HCM.

Thu nhập của người lao động nhập cư thấp hơn lao động tại chỗ 20%, mức hơn 1 triệu đồng/tháng. Thu nhập thấp tác động đến nhiều mặt cuộc sống của người lao động nhập cư. Với mức thu nhập trên, chỉ có những người lao động tại địa phương mới có thể bảo đảm các nhu cầu sống tối thiểu cho bản thân, còn những người lao động nhập cư thì rất khó khăn do phải trang trải thêm nhiều chi phí khác như thuê nhà ở, tiền điện, tiền nước,…(chưa kể đến chi phí cho nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, học tập).

Nhiều lao động làm công việc phức tạp đòi hỏi tay nghề cao nhưng cũng chỉ được trả mức lương như lao động giản đơn Thậm chí, ở một số đơn vị còn trả lương cho người lao động dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Ngành nghề, việc làm của người lao động nhập cư không ổn định, lợi ích của chủ doanh nghiệp và người lao động đôi khi không tương đồng nên mối quan hệ ràng buộc chủ và thợ cũng rất lỏng lẻo, thiếu bền vững. Người lao động sẵn sàng bỏ doanh nghiệp này sang làm cho doanh nghiệp khác khi lợi ích bị vi phạm hoặc mâu thuẫn chủ thợ. Đôi khi họ chấp nhận gián đoán thất nghiệp 3-5 tháng để tìm việc làm mới, làm lãng phí nguồn lực, gây khó khăn trong quản lý, đào tạo lao động. Thêm vào đó, khi mà chủ sử dụng lao động thường xuyên tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian làm việc, tăng ca tuỳ tiện nhưng không trả tiền phụ cấp làm thêm giờ, thời gian học nghề trả lương thấp, không xét nâng lương khi đến hạn, giao khoán sản

phẩm cao, không sát thực tế làm cho người lao động dù có cố gắng cũng không hoàn thành định mức, không đóng BHXH, BHYT cho người lao động.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, do giá cả tăng cao nên hiện nay đời sống công nhân đang gặp nhiều khó khăn, mặt khác, các lao động thường so sánh mức lương giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây chính là những nguyên nhân dẫn tới những cuộc đình công, lãn công với xu hướng ngày càng tăng ở tỉnh Bình Dương trong thời gian qua.

Hay có những trường hợp, lao động thấy chế độ đãi ngộ tốt, nhiều lao động chia tay với đơn vị cũ và rủ thêm nhiều lao động khác đi. Mức lương ở những doanh nghiệp mà lao động chuyển đến đã được nghiên cứu kỹ và cao hơn mức lương doanh nghiệp cũ 500.000 đồng; đồng thời cộng thêm tiền phụ cấp, chuyên cần. Những khoản này có thể lôi kéo được lao động lành nghề. Mặt khác, lao động nào rủ được đồng nghiệp có tay nghề từ công ty khác qua cũng sẽ được thưởng 50.000-100.000 đồng/người” vì “Chi phí đào tạo lại lao động khá tốn kém nên không ít doanh nghiệp chọn giải pháp đơn giản, đỡ tốn kém hơn: nâng lương, chế độ để kéo lao động từ công ty khác. Điều này khiến tình trạng biến động lao động diễn ra lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay.

Ngoài ra, tâm lý “chữa cháy”, không có ý định lập nghiệp, gắn bó lâu dài của một phần lao động khi đến tỉnh Bình Dương làm việc cùng kế hoạch cho lao động đi “tập sự” để học hỏi kinh nghiệm rồi đưa về cống hiến cho địa phương của nhiều tỉnh thành cũng làm cho mọi việc càng trở nên khó có lối thoát. Một nguyên nhân khiến lao động tại tỉnh Bình Dương đổ xô về các tỉnh trong thời gian vừa qua là đồng lương quá thấp so với mức sống, điều kiện ăn ở lại khó khăn. Trong khi các doanh nghiệp tại đây không hoặc chưa kịp tìm cách khắc phục tình trạng này thì ở nhiều tỉnh mức lương của lao động đã được nâng lên, điều này gây mất ổn định cho môi trường đầu tư và các nhà tuyển dụng. Đây cũng là lực cản thu hút nhân tài, và hiện tượng chảy máu chất xám trong các khu vực kinh tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)