Dự báo về lao động và thị trường lao động của tỉnh Bình Dương đến năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 81 - 84)

2020

Theo Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg, ngày 5/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 đã xác định mục tiêu: "Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điển phía Nam, … Cơ cấu lao động chuyển dịch cùng với cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động làm việc trong các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất, hiệu quả hơn. Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm xuống còn 20% năm 2010; 14% năm 2015; 10% năm 2020; lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng lên 45% năm 2010; 48% năm 2015; và giảm xuống 45% năm 2020; lao động ngành dịch vụ tăng liên tục từ 35% năm 2010 lên 38% năm 2015 và 45% năm 2020” [33].

Lực lượng lao động của tỉnh Bình Dương trong thời gian tới được dự báo như sau:

Bảng 3.1: Dự báo nguồn lao động tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Năm Dân số Số người trong độ tuổi lao động Số người mất khả năng lao động Số người trong độ tuổi có khả năng lao động Số người Tỷ lệ/ dân số Số người Tỷ lệ (%) 2010 1.200.000 839.010 69,92 5.163 6,2 833.847 2015 1.600.000 1.042.135 66,06 5.787 5,6 1.036.348 2018 1.829.220 1.186.911 64,89 6,164 5,2 1.180.747

2020 2.000.000 1.294.437 64,72 6.411 5,0 1.288.025

Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương, dự báo năm 2010-2020.

Thời kỳ 2009 - 2010 dự báo số người trong độ tuổi lao động sẽ vẫn tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tương đối; từ 769.315 người chiếm 68,97% dân số năm 2008 tăng lên 839.010 người chiếm 69,92% dân số năm 2010. Trong thời kỳ 2011 - 2020 dự báo nguồn lao động nhập cư sẽ ổn định cùng với sự hoàn thiện của thị trường lao động tại tỉnh. Dự báo nguồn lao động cho thấy cung lao động rất lớn cho thị trường lao động ở tỉnh Bình Dương, cần được sự quan tâm, hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm.

Nhu cầu sử dụng lao động ở Bình Dương trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu lao động tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Năm

Nhu cầu lao động (người)

Trong đó (người)

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2010 777.553 126.750 461.925 152.878

2013 867.351 115.745 526.945 224.661

2015 934.748 110.137 556.080 268.531

2020 1.068.298 93.716 600.607 373.975

Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương, dự báo năm 2010-2020.

Kết quả dự báo cho thấy, nhu cầu về lao động của tỉnh Bình Dương đến năm 2020 tăng lên liên tục với tốc độ ngày càng cao: năm 2010 cần khoảng 777.553 lao động, đến năm 2020 cần khoản 1.068.298 lao động. Điều này thể hiện tốc độ phát triển kinh tế của Bình Dương ở mức độ cao và ổn định, đúng với vai trò là tỉnh phát triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sức hút lao động từ các địa phương khác đến Bình Dương trong thời gian tới là rất lớn, khi năm 2020 Bình Dương trở thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương, vị thế của tỉnh ngày càng lớn mạnh trong khu vực.

Xem xét nhu cầu lao động qua đào tạo trong từng lĩnh vực kinh tế cho thấy, trong lĩnh vực nông nghiệp, nhu cầu qua đào tạo liên tục tăng cho đến sau 2015 sau đó mới ổn

định và có xu hướng giảm dần do sự dịch chuyển cơ cấu lao động mạnh mẽ, nhu cầu lao động nói chung trong nông nghiệp giảm mạnh. Nhu cầu lao động qua đào tạo trong khu vực công nghiệp tăng với tốc độ giảm dần do tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp có xu hướng giảm sau năm 2010. Ngược lại, nhu cầu lao động qua đào tạo trong lĩnh vực dịch vụ tăng với tốc độ ngày càng cao đến năm 2020, thể hiện dịch vụ là lĩnh vực ngày càng chiếm tỷ trọng lớn về GDP lẫn lao động nói chung và lao động qua đào tạo nói riêng.

Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo tỉnh Bình Dương

đến năm 2020 Năm Nhu cầu lao động qua

đào tạo

Trong đó (người)

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2010 466.479 32.459 325.674 108.346

2015 635.628 36.538 400.377 198.713 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2020 769.714 27.018 450.455 291.701

Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương, dự báo năm 2010-2020.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, hiện tại cơ cấu lao động qua đào tạo của tỉnh là chưa hợp lý. Do đó, trong giai đoạn đến năm 2020, cơ cấu lao động qua đào tạo của tỉnh cần được điều chỉnh tiếp cận dần với mức lý tưởng đại học - cao đẳng - trung cấp - sơ cấp, công nhân kỹ thuật tương ứng là 1 - 4 - 10. Vì vậy, tỷ trọng lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên phải có xu hướng giảm trong cơ cấu lao động qua đào tạo. ngược lại tỷ trọng lao động có trình độ trung cấp tăng lên, đặc biệt là lao động có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật phải tăng với tốc độ cao hơn. Theo kết quả dự báo, nhu cầu lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên của tỉnh tăng mỗi năm về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu lao động qua đào tạo của tỉnh. Đến năm 2010, tỉnh cần khoảng 48.200 lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên (6,2%), co số này đến năm 2015 tăng lên khoảng 57.500 người và đến năm 2020 là khoảng 64.100 tương đương 6% trong tổng số lao động của tỉnh.

Lao động có trình độ trung cấp đến năm 2010 vào khoảng 93.300 người, chiếm 12% trong tổng số lao động của tỉnh. Con số này tăng lên nhanh chóng, năm 2015 tương

ứng khoảng 140.200 người, chiếm khoảng 15%, và đến năm 2020 vào khoảng 192.300 người, chiếm khoảng 18%.

Nhu cầu lao động có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật gia tăng với tốc độ nhanh nhất, năm 2010, tỉnh cần khoảng 325.000 lao động có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật, tương đương với 41,8% tổng lao động của tỉnh, năm 2015 là 439.300 người, với 47%, đến năm 2020 cần khoảng 512.800 người, tương đương 48%.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 81 - 84)