Tiếp tục hoàn thiện các chính sách nhằm đảm bảo nguồn cung lao động hàng năm hợp lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 85 - 88)

hàng năm hợp lý

Thúc đẩy sự tự điều tiết và phát triển của cung cầu lao động trên thị trường. Việc tăng cung lao động phải theo hai hướng: một mặt thu hút lao động ngoại tỉnh, mặt khác giải quyết lao động bước vào độ tuổi và phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 2,7-3% vào năm 2010. Cùng với tăng số lượng cũng cần quan tâm đặc biệt đến việc tăng chất lượng nguồn lao động thông qua đầu tư cơ sở vật chất, đa dạng hoá các cơ sở và hình thức đào tạo, huy động vốn đào tạo nghề cho lao động nhập cư.

Dân số là một trong các yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp lực lượng cho thị trường sức lao động. Dân số đóng vai trò vừa là yếu tố phát triển đồng

thời cũng là mục tiêu để phấn đấu phải đạt được thông qua các chỉ tiêu giảm dân số để nâng cao thu nhập đầu người, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng việc làm để phát triển kinh tế và nâng cao mức sống người dân. Như vậy, để có nguồn cung lao động đảm bảo đáp ứng cho thị trường sức lao động thì những dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế rất quan trọng đối với người lao động, trước hết cần ưu tiên đến việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, trong đó cần thực hiện tốt chủ trương kế hoạch hóa gia đình để đảm bảo nguồn nhân lực cho tỉnh Bình Dương.

Chất lượng dân số là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển của tỉnh Bình Dương. Nâng cao chất lượng dân số là điều kiện hết sức cần thiết, tạo nền tảng cho việc thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập.

Trước hết là phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về công tác Dân số- kế hoạch hóa gia đình nhằm tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, chuyển đổi về hành vi cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức thực hiện. Thường xuyên đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền , vận động để mọi gia đình, đối tượng, mọi địa bàn dân cư trong tỉnh được cập nhật kịp thời các chủ trương, chế độ chính sách các thông tin về công tác Dân số- kế hoạch hóa gia đình.

Gắn tuyên truyền, vận động với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để mọi người dân dễ dàng tiếp cận, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa ở các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo. Đồng thời tiếp tục củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác Dân số- kế hoạch hóa gia đình và cán bộ làm công tác này đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu về lĩnh vực Dân số- kế hoạch hóa gia đình. Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông về công tác Dân số- kế hoạch hóa gia đình. Tạo sự chuyển biến nhận thức, hành vi bền vững về dân số, sức khỏe sinh sản. Mở rộng các hình thức giáo dục và nâng cao chất lượng gíao dục dân số trong và ngoài nhà trường cho các đối tượng vị thành niên và thanh niên.

Nâng cao chất lượng dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình. Bên cạnh đó có chính sách đãi ngộ thích hợp cho đội ngũ cán bộ chuyên trách Dân số- kế hoạch hóa gia đình. Khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong việc thực hiện công tác Dân số- kế hoạch hóa gia đình.

Sự gia tăng đột biến của lao động ngoại tỉnh đã làm cho hệ thống giao thông, điện nước, nhà ở, y tế, bệnh viện, trường học, hệ thống vệ sinh môi trường trở lên quá tải ở hầu hết các khu công nghiệp, làm đảo lộn quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, phải tăng cường quản lý lao động ngoại tỉnh, vì đây là giải pháp tác động đến cung lao động. Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, việc di cư lao động từ các địa phương khác đến là việc không tránh khỏi, bên cạnh những mặt tích cực, thì nó cũng gây ra sức ép lớn trong quá trình quản lý. Vì vậy, cần có biện pháp để quản lý:

Đối với lao động nhập cư chỉ “lạc nghiệp”, khi họ được “an cư”. Vì thế, chính sách hộ khẩu đối với lao động nhập cư trong các khu công nghiệp phải được ưu tiên. Khi doanh nghiệp có xác nhận đang làm việc tại cơ sở mình trên địa phương thuộc quyền quản lý và người lao động nhập cư có nguyện vọng nhập hộ khẩu sau một thời gian đăng ký tạm trú và làm việc (6-12 tháng) thì chính quyền sở tại cần tạo điều kiện để người lao động được nhập hộ khẩu chính thức.

Các chính sách tạo ra công bằng xã hội liên quan đến người lao động nhập cư bao gồm tổng hợp các chính sách, như chính sách về giáo dục, về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, về cung cấp thông tin, về hỗ trợ vốn, về bảo hiểm xã hội…. Các chính sách đó phải đảm bảo không có sự phân biệt giữa người lao động nhập cư và người lao động bản địa.

Ngoài những chính sách chung đối với người lao động, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cần có những chính sách hỗ trợ thêm người lao động nhập cư, như hỗ trợ đào tạo, đi lại, bố trí sắp xếp lao động, trợ cấp cho lao động ngoại tỉnh khi ốm đau, tùy thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp.

Hộ khẩu và nhà ở luôn là hai vấn đề gắn chặt với nhau, là một trong những nan giải nhất của người lao động nhập cư. Vì hộ khẩu thuộc diện KT4 nên người lao động nhập cư rất khó có cơ hội để mua được nhà. Vì thế, cần tạo nhiều cơ hội để người lao động nhập cư

có thể thuê được nhà với giá rẻ, giá ưu đãi Với chính sách cho thuê nhà ở tập trung cũng sẽ tạo điều kiện đảm bảo an ninh hơn cho người lao động nhập cư.

Cần có chính sách riêng đối với lao động nhập cư, trong đó cần đảm bảo chủ động điều tiết quá trình di chuyển, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nhập cư. Khi xây dựng chính sách đối với người lao động nhập cư phải quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi của người lao động, trách nhiệm của các cơ quan chức năng, của chính quyền địa phương nơi người nhập cư sinh sống, làm việc. Nên thành lập một bộ phận chuyên trách thuộc Sở LĐTBXH Bình Dương những địa phương có đông lao động nhập cư để theo dõi tình hình và đề xuất các giải pháp cụ thể, sát với thực tế của địa phương.

Chính sách về thị trường lao động phải được điều chỉnh để tạo điều kiện cho sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế, bao gồm các chính sách đồng bộ về thông tin thị trường lao động, tuyển dụng, hợp đồng lao động, dịch vụ việc làm, hỗ trợ chuyển đổi công việc… Chính sách dạy nghề cũng cần theo sát sự chuyển đổi này, bao gồm: dạy nghề cho đối tượng mới gia nhập thị trường lao động; đối tượng cần đào tạo lại để chuyển đổi công việc và đào tạo nâng cao tay nghề cho đối tượng đang làm việc nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 85 - 88)