Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 41 - 43)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường sức lao động ở một số địa phương khác có thể khái quát bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Bình Dương.

Thứ nhất, phải từng bước hoàn thiện thể chế, tổ chức của thị trường sức lao động như: hoàn thiện các quy định của pháp luật, tạo môi trường cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển, cải tiến công tác quản lý nhà nước đối với thị trường sức lao động, cần phải nâng cao chất lượng của lực lượng lao động thông qua đào tạo nghề, chuyên môn cho người lao động, cần phải tạo điều kiện cho người lao động vươn lên đáp ứng nhu cầu công việc.

Thứ hai, cần phải hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương theo hướng đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chính sách tiền công, tiền lương phải được xem là khâu đột phá kéo theo sự phát triển của thị trường sức lao động nhanh hơn nữa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Thứ ba, phải có chính sách hỗ trợ người lao động, chính sách điều tiết cung - cầu lao động ở Bình Dương một cách hợp lý để thị trường sức lao động ở Bình Dương phát triển và hoàn thiện hơn.

Thứ tư, phát triển cầu lao động bằng nhiều biện pháp như: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó góp phần tạo việc làm cho người lao động…

Thứ năm, để tạo điều kiện cho thị trường lao động hoạt động có hiệu quả, cần đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hệ thống dịch vụ của thị trường, chính sách hỗ trợ người thất nghiệp, nhóm lao động yếu thế có cơ hội hoà nhập vào thị trường lao động, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

Thứ sáu, cần phát triển mạnh mẽ những ngành ứng dụng khoa học - công nghệ và những ngành nghề sử dụng nhiều lao động.

Mặt khác, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá hoạt động dạy nghề, các trung tâm dạy nghề phải chủ động và tích cực tìm đến người lao động. Có chính sách quy hoạch cụ

thể giữa lao động thành thị và lao động nông thôn để phát triển kinh tế, góp phần giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, theo đó tạo việc làm, giải quyết lao động địa phương.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 41 - 43)