Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong phát triển thị trường lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 100 - 101)

hoá các kênh giao dịch trên thị trường lao động, tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động;

- Nâng cao năng lực công tác dự báo thị trường lao động để kịp thời ban hành những chính sách ứng phó thích hợp với tình hình lao động-việc làm.

- Đa dạng hoá các hình thức giao dịch việc làm, phát huy tốt vai trò của các Trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm công, phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo tổ chức thường xuyên, định kỳ sàn giao dịch việc làm.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường lao động nước ngoài, xây dựng các kênh thông tin, cung cấp thông tin về nhu cầu lao động trên thị trường quốc tế, yêu cầu chất lượng lao động cho nước ngoài để phục vụ cho việc đào tạo, tuyển chọn lao động xuất khẩu.

- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển rộng rãi các trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm ở những nơi mà thị trường lao động hoạt động tương đối mạnh, những địa bàn có nhiều người tìm kiếm việc làm như ở các huyện Dầu Tiếng, Tân Uyên, Phú Giáo..

3.2.3.4. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong phát triển thị trường lao động động

Đối với thị trường lao động ở Bình Dương, một loại thị trường còn sơ khai, thì việc tăng cường vai trò quản lý của nhà nước lại càng trở nên cần thiết.

Trước mắt, cần tăng thêm cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực quản lý thị trường lao động, cần bổ sung và nâng cấp trang thiết bị như máy tính, mạng… để có điều kiện tốt nhất, nhanh nhất quản lý thông tin thị trường lao động, nhất là mở rộng diện tích sàn giao dịch việc làm hiện có, tăng thêm địa điểm giao dịch ở các huyện thị để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người lao động có cơ hội tiếp cận với nhau.Do vậy, phải bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý nhà nước dưới các hình thức đào tạo, nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn đến từng người cho phù hợp.

Bên cạnh đó cũng cần xây dựng chiến lược đào tạo lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện liên kết đào tạo với các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học. Cần có

cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động nhằm tránh lãng phí trong đào tạo, giảm thiểu tình trạng bất cập giữa nhu cầu sử dụng và chuyên môn đã qua đào tạo của người lao động.

Quản lý thị trường sức lao động hiện nay cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, trước hết là hoàn thiện hoạt động của các bộ phận có liên quan trong sở Lao động - Thương binh và xã hội và các ngành, cơ quan hành chính địa phương theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống quản lý, tránh chồng chéo và trùng lắp.

Quản lý có hiệu quả các công cụ của thị trường lao động như quản lý hệ thống dịch vụ việc làm, hệ thống thông tin thống kê thị trường lao động. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi pháp luật lao động và xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm pháp luật lao động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 100 - 101)