Sự hình thành cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 26 - 28)

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong CNXH, việc thừa nhận sức lao động là hàng hoá đã làm cho người lao động thực sự làm chủ bản thân mình, được xã hội đánh giá, trả công xứng đáng với giá trị đích thực của họ. Những mặt tích cực của sức lao động trở thành hàng hóa được kế thừa và phát huy, những mặt tiêu cực do bản chất của chế độ TBCN quy định hoặc do điều kiện lịch sử hạn chế đã được khắc phục và ngăn ngừa.

Tuy nhiên từ chỗ xoá bỏ phạm trù hàng hoá sức lao động, đến chỗ thừa nhận sức lao động là hàng hoá đối với nước ta là cả một quá trình. Đây là quá trình vận động đi từ tất yếu của thực tế đời sống đến tất yếu trong nhận thức lý luận. Ngay từ khi chưa có chỉ Chỉ thị 100 CT/TW (03/1981) Ban Bí thứ Trung ương về khoán trong nông nghiệp thì ở nhiều địa phương nước ta đã hình thành "chợ lao động” ví dụ như ở Vĩnh Lạc, Vĩnh Phú… thị trường sức lao động ở nước ta đã manh nha hình thành và phát triển trước khi chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

Như vậy, cầu lao động đã hình thành từ chỗ đáp ứng nhu cầu riêng lẻ từng cơ sở, dẫn đến hình thành cầu sức lao động tổng thể của nền kinh tế. Ở nước ta tốc độ tăng dân số

cao, do đó, nguồn cung lao động rất cao, song trình độ lại thấp dẫn đến tình trạng thiếu lao động đáp ứng công việc và thừa lao động không làm được việc.

Cụ thể sức cầu biểu hiện qua số lao động đang làm việc, lao động đang làm việc trong nền kinh tế tăng liên tục từ năm 1990 là 29.412.300 người, năm 2000 là 37.609.600 người,năm 2005 là 42.542.700 người, năm 2007 là 44.173.800 người, chiếm 51,85% tổng dân số.

Cầu lao động trong nước có xu hướng tăng về cả số lượng và chất lượng. Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng những năm gần đây. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê, ước tính tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đến cuối năm 2006 là 234 ngàn doanh nghiệp. Ngoài ra, với khoảng 2 ngàn làng nghề, 110 ngàn trang trại, 2 triệu hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, tiểu chủ đã thu hút khoảng 15 triệu lao động vào làm việc, trong đó có hơn 5 triệu làm theo hợp đồng, đưa tổng số lao động làm công ăn lương lên trên 13 triệu (trong đó có khoảng gần 2 triệu làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp), chiếm khoảng 30% lao động xã hội. Số lao động đang có việc làm tính đến tháng 7/2006 là 43.843 ngàn người, tăng 386 ngàn người so với năm 2005, tốc độ tăng 0,9%/năm.

Nhìn chung, cầu lao động ngày càng tăng về số lượng và chất lượng trên thị trường lao động chung ở nước ta, đặc biệt tăng mạnh và đa dạng ở cầu lao động theo quan hệ làm công ăn lương. Tuy nhiên số lượng lao động là người nước ngoài có trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cao đang gia tăng, do người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được nhất là trong các ngành dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác dầu khí, xây dựng các công trình lớn. Thị trường lao động Việt Nam đã hình thành, đang từng bước phát triển với hệ thống cơ chế, chính sách đã được ban hành tương đối đồng bộ.

Cầu về sức lao động hiện nay còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, như là tác động từ sự dịch chuyển cơ cấu của nền kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động, thay đổi cầu sức lao động. Tổng số lao động đang làm việc tăng thêm của cả nước từ năm 1990 đến năm 2007 (gần 14,8 triệu người), thì nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản đóng góp 2.627,8 ngàn người, chiếm 17,8%, trong khi nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã đóng góp 5.332,6 ngàn người, chiếm trên 36%, đặc biệt nhóm ngành dịch vụ đã đóng góp 6.799,2 ngàn người chiếm trên 46,9%. Nhờ vậy, tỷ trọng trong tổng số lao động đang làm

việc của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản đã giảm từ 73% xuống còn 54,6%, của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng từ 11,2% lên 19,6%, của nhóm ngành dịch vụ đã tăng từ 15,7% lên 25,9%. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm cho cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp - thuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Tuy nhiên, thị trường lao động hiện nay phát triển không đều giữa các vùng, địa phương; hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện; các trung tâm giới thiệu việc làm chưa đáp ứng được yêu cầu; chất lượng lao động qua đào tạo còn thấp, chưa gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động … đã tác động trực tiếp đến cầu lao động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 26 - 28)