Kinh nghiệ mở thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 39 - 41)

Đà Nẵng là thành phố có diện tích tự nhiên 1.255,53 km2, dân số tính đến năm 2007 là 806,746 nghìn người, trong đó thành thị là 699,836 nghìn người chiếm 86,8% và ở nông thôn là 106,910 nghìn người chiếm 13,2%. Để giải quyết những vấn đề đặt ra đối với thị trường lao động Đà Nẵng trong thời gian qua, trên cơ sở thống nhất quản lý nhà nước trên thị trường lao động, thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều quyết định, văn bản pháp quy nhằm triển khai pháp luật của Nhà nước tạo sự phát triển cho thị trường lao động tại địa

phương nói riêng và cả khu vực miền Trung Tây nguyên nói chung. Thông qua các văn bản đó mà Đà Nẵng đã phần nào điều tiết được quan hệ cung, cầu lao động trên thị trường, đồng thời khuyến khích tăng cầu lao động, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng cung sức lao động cho thị trường lao động và xử lý các khiếm khuyết thị trường sức lao động.

Đà Nẵng có 6 trường đại học, 13 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và một hệ thống trường dạy nghề cũng như các cơ sở đào tạo tin học ngoại ngữ, hàng năm thành phố đào tạo được hàng chục nghìn lao động trẻ có kiến thức khá vững vàng, tác phong công nghiệp, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi và tinh thần trách nhiệm cao, hình thành lực lượng lao động có chất lượng hàng đầu của khu vực miền Trung Tây Nguyên. Hệ thống các trường này nằm ngay trên địa bàn của thành phố, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở Đà Nẵng. Đây là đặc điểm mà nhiều địa phương khác khó và ít có được, ngoài ra Đà Nẵng còn có hơn 50 trung tâm dạy nghề. Hàng năm các trường và trung tâm đã đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu trên thị trường lao động không chỉ cho thành phố mà cả khu vực miền Trung.

Để tạo điều kiện cho thị trường lao động hoạt động có hiệu quả, thành phố Đà Nẵng đã đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hệ thống dịch vụ của thị trường, chính sách hỗ trợ người thất nghiệp, nhóm lao động yếu thế có cơ hội hoà nhập vào thị trường lao động. Thông qua phòng Tư Vấn Quan Hệ lao động nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn cho người sử dụng lao động và người lao động tại nơi làm việc kể từ thời điểm phát sinh quan hệ lao động bằng việc giao kết hợp đồng lao động như: giải quyết khó khăn về quan hệ lao động, bổ trợ kiến thức về lao động…. Đồng thời đưa vào trang tin điện tử "Người tìm việc - việc tìm người” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người có sức lao động và người có nhu cầu sử dụng sức lao động.

Tuy nhiên, thông tin thị trường lao động vẫn còn bị chia cắt, chưa có một hệ thống thông tin thống nhất, cập nhật thường xuyên về việc làm và thất nghiệp trên địa bàn. Hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, những gắn kết, chia sẻ thông tin thị trường lao động, chưa thành một hệ thống thật sự. Doanh nghiệp hoạt động này chưa có nhiều.

Đây là những bài học cần thiết để tỉnh Bình Dương tham khảo trong quá trình xây dựng và phát triển thị trường sức lao động của mình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 39 - 41)