Sự hình thành giá cả hàng hóa sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 28 - 30)

định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam

Ngày nay, ở nước ta chưa có một cơ quan hay tổ chức nào chính thức theo dõi tình hình giá cả sức lao động trên thị trường lao động. những năm qua, Nhà nước đã sử dụng mức tiền lương tối thiểu làm công cụ chủ yếu để điều tiết quan hệ cung - cầu trên thị trường. Từ năm 1993 đến nay, mức lương tối thiểu luôn được điều chỉnh theo sự biến động của giá trên thị trường, cụ thể: mức tiền lương tối thiểu áp dụng chung từ 01/01/1993 là 120.000 đồng/tháng/người; từ 01/07/1997 là 144.000 đồng/tháng; từ 01/01/2000 là 180.000 đồng/tháng; từ 01/01/2001 là 210.000 đồng/tháng; từ 01/01/2002 là 290.000 đồng/tháng. Theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ là 350.000 đồng/tháng (từ ngày 01/10/2005) và từ 01/10/2006 theo Nghị định 94/2006/NĐ- CP là 450.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/01/2008 đã điều chỉnh từ 450.000đồng lên 540.000 đồng/tháng theo Nghị định 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 quy định mức lương tối thiểu chung.

Đối với các loại hình doanh nghiệp, tiền lương tối thiểu hiện nay được quy định là khác nhau. Chính sách tiền lương đối với các doanh nghiệp được quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản dưới luật như: Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, Nghị định số 206/2004/NĐ-CP, Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, Nghị định 94/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006, Nghị định 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ, Nghị định

167/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007, Nghị định 168/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội… Cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp nhà nước, áp dụng mức thấp nhất bằng tiền lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 3 lần mức lương tối thiểu chung, cụ thể là từ 450.000 đến 1.350.000 đồng/tháng theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính Phủ.

- Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp hợp tác xã có thuê lao động, doanh nghiệp gia đình có thuê lao động là 450 đồng/tháng (từ ngày 01/10/2006).

- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trả thấp hơn 710.000 đồng đến 870.000 đồng/tháng, tùy theo khu vực, lãnh thổ do Nhà nước quy định (Nghị định 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ) [15, tr.4-5]. Như vậy, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì mức lương tối thiểu được quy định cao hơn. Và theo Nghị định 168/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007, quy định mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam (gọi chung là doanh nghiệp) thực hiện từ ngày 01/01/2008 theo các vùng như sau: Mức 1.000.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Mức 900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Tràng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Mức 800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn còn lại.

Và theo Nghị định 167/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thể thuê mướn lao động. Với mức lương tối thiểu vùng để trả công đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp quy định tại Điều 1

Nghị định được thực hiện từ ngày 01/01/2008 theo các vùng như sau: Mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Tràng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn còn lại.

Tuy có sự điều chỉnh nhưng nhìn chung chính sách tiền lương của chúng ta vẫn còn bộc lộ một số hạn chế: thứ nhất, mức lương tối thiểu còn thấp so với yêu cầu sinh hoạt cần thiết, có sự quy định không thống nhất giữa các khu vực nên tạo ra sự không bình đẳng trên thị trường, chính vì thế tiền lương trả cho người lao động ở nhiều doanh nghiệp nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa gắn với thị trường; thứ hai, hệ thống tiền lương còn quá nhiều thang, bảng lương và khoảng cách giữa các bậc lương nhỏ, tiền lương danh nghĩa tăng nhưng tiền lương thực tế giảm sút; thứ ba, hệ thống tiền lương kém linh hoạt và trong khu vực nhà nước đa số tuyển dụng biên chế và một số điều kiện hợp đồng lao động quá chặt chẽ làm cho quá trình tinh giảm biên chế và gỉai quyết lao động dôi dư rất khó khăn.

Như vậy, giá cả sức lao động trên thị trường lao động là một vấn đề quan trọng có sức nhạy cảm cao, đòi hỏi vai trò quản lý định hướng của nhà nước nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động và của doanh nghiệp, đồng thời bản thân người lao động cũng phải tự nâng cao trình độ tay nghề để đạt một mức thu nhập hợp lý, và từng doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến người lao động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 28 - 30)