Tình trạng việc làm chưa bền vững, nhu cầu việc làm và học nghề vẫn là vấn đề bức xúc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 77 - 79)

vấn đề bức xúc

Việc làm được coi là một trong những vấn đề then chốt của mỗi địa phương cũng như toàn xã hội. Giải quyết việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp vừa là trách nhiệm,

vừa là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.

Năm 2007 tỉnh Bình Dương đã dạy nghề cho 18.741 lao động, tỉnh cũng rất quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và bộ đội xuất ngũ được 40 lớp với 1.406 lao động, giải quyết việc làm trong 2 năm 2006 - 2007 là 94.441 lao động, tình hình giải quyết lao động luôn có xu hướng tăng. Tuy nhiên thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh, việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, và một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên xuất hiện lao động mất việc, thiếu việc, đồng thời còn nhiều vấn đề như nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm còn ít so với nhu cầu, năng lực giải quyết, cung ứng chưa đáp ứng đủ nhu cầu lao động, việc kiểm tra, giám sát còn hạn chế, thống kê thường xuyên về tình hình lao động, việc làm chưa đầy đủ…nên chưa đánh giá hết hiệu quả của công tác về việc làm.

Công tác đào tạo nghề cho người lao động gặp nhiều khó khăn do việc đầu tư xây dựng các trường nghề còn quá chậm; cơ sở vật chất, trang thiết bị vừa thiếu vừa lạc hậu, kinh phí đầu tư cho đào nghề còn thấp và chưa hợp lý, mặt khác chất lượng nguồn lao động thấp, đa số là lao động ở nông thôn, trình độ văn hóa thấp, ý thức học tập chưa tốt, tỷ lệ bỏ học còn cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đào nghề hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế

Theo điều tra Tổng cục Thống kê, trong số lao động di cư từ nông thôn đến thành thị, 2/3 là lao động trẻ (15-29 tuổi); hơn 50% là nhập cư để tìm việc làm và 47% là để cải thiện điều kiện sống. Lao động ở tỉnh Bình Dương có đến hơn 60% là lao động ngoài tỉnh. Có những xã như Bình Hòa, Thuận Giao (Thuận An), An Bình (Dĩ An)... số lượng dân nhập cư chiếm gấp 2 - 3 lần so với cư dân địa phương. Chính vì vậy công tác quản lý lao động nhập cư là vấn đề bức xúc hiện nay của tỉnh. Lao động nhập cư hiện nay phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Các vấn đề xã hội phát sinh từ đó cũng khá gay gắt. Phần lớn lao động nhập cư chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh và các phúc lợi xã hội khác nên đa số họ sống tạm bợ, chật chội, vệ sinh môi trường rất kém và an ninh trật tự không được đảm bảo. Do vậy, tỉnh Bình Dương cần có những chính sách hỗ trợ cũng như quản lý lao động nhập cư hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 77 - 79)