Quan hệ cung cầu trên thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 63 - 66)

Nguồn cung và cầu ngày càng chênh lệch, lao động trở nên khan hiếm hơn. Thị trường lao động nói chung và việc phát triển các khu công nghiệp nói riêng, đã xuất hiện mâu thuẫn giữa cung và cầu lao động. Sự mất cân đối về cơ cấu lao động cũng là vấn đề đáng quan tâm của tỉnh, đó là tình trạng vừa thừa lao động lao động phổ thông nhưng lại thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh đó, những thông tin về thị trường và hướng nghiệp còn thiếu và không đáp ứng được thực tế; hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm hoạt động với hiệu quả còn thấp; các biện pháp điều tiết, quản lý thị trường lao động còn chưa đầy đủ. Số người nội tỉnh bước vào độ tuổi lao động hàng năm bình quân là 8.256 người/năm cộng với một số lao động thất nghiệp tham gia thị trường thì bức tranh thiếu lao động của Bình Dương đang dần hiện rõ.

Không những thế, điều này còn có xu hướng trở lên gay gắt trong tương lai do sức hút lao động tại chỗ của các tỉnh miền Trung, miền Bắc và Tây Nam Bộ đang tăng lên, thêm vào đó là tâm lý lao động thiếu ổn định, lực đẩy trở lại quê cũng tăng dần theo tuổi tác của người lao động nhập cư. Lao động di cư tới làm việc tại Bình Dương đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc cung ứng nguồn lao động và bù đắp sự thiếu hụt lực lượng lao động, đặc biệt là nguồn lao động giản đơn và không có chuyên môn kỹ thuật, góp phần quan trọng vào sự phát triển sản xuất, kinh doanh và thành công của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành gia công xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động.

Dự kiến, số lao động nhập cư hàng năm giai đoạn 2005-2010 vào các khu công nghiệp của Bình Dương là khoảng 16.500 người. Như vậy, từ thực tiễn về thành tựu của quá trình thu hút, sử dụng lao động nhập cư cũng những thách thức, hạn chế đặt ra việc giải quyết vấn đề lao động nhập cư ở Bình Dương.

Số lao động mà doanh nghiệp có nhu cầu vẫn không đáp ứng đủ, đây có thể thấy “cầu” đã vượt quá xa “cung”, do thiếu việc làm, đời sống khó khăn nên lao động nông thôn phải đổ về các đô thị lớn. Còn bây giờ, nhiều tỉnh, nhiều địa phương đã mở ra các khu công nghiệp, trải thảm đỏ đón doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài về đầu tư, làm ăn nên người lao động chọn cơ hội tìm việc làm tại chỗ, thay vì phải đi xa vì đã có việc làm ở ngay địa phương.

Thực tế cho thấy với tốc độ tăng trưởng việc làm như hiện nay, nhu cầu tăng thêm về lao động qua đào tạo nghề ngày càng lớn, nhiều doanh nghiệp đã “phá trần” tiêu chuẩn để tuyển đủ lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nhiều băng rôn thông báo tuyển dụng được doanh nghiệp mô tả chi tiết, chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, có doanh nghiệp còn chấp nhận hạ “chuẩn” để tuyển lao động.

Bảng 2.12: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp

tỉnh Bình Dương Mức độ đáp ứng Tỷ lệ (%) Trên 90% 2,4 Từ 80 - 90% 14,4 Từ 60 - 80% 55,6 Từ 40 - 60% 16,8 Từ 20 - 40% 6,0 Dưới 20% 4,8

Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương, kết quả điều tra nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo, 2008.

Mặc dù các doanh nghiệp đã đưa ra rất nhiều chế độ lương, thưởng hấp dẫn, cạnh tranh nhưng cung vẫn không đáp ứng đủ cầu. Đại diện một công ty tuyển dụng cho biết, không phải người lao động “chê” các điều khoản hấp dẫn mà công ty đưa ra mà quả thật số người tìm việc không nhiều, vả lại người lao động chỉ “thích” làm việc văn phòng hoặc làm trong các công ty sản xuất điện tử, trong khi các đơn vị này chỉ cần tuyển người lao động trực tiếp sản xuất và có trình độ văn hóa tốt nghiệp THCS trở lên.

Trong khi số lao động mới tuyển vào làm việc chưa đáp ứng yêu cầu tìm người của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thì số nghỉ việc, chuyển đổi chỗ làm việc lại tăng liên tục. Đây là vấn đề nan giải chung của thị trường lao động ở Bình Dương.

Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, các khu công nghiệp của Bình Dương luôn trong tình trạng “khát” lao động, đặc biệt là Tết sắp

đến, những công ty, xí nghiệp tất bật tăng ca, nâng cao năng suất để kịp lượng hàng cung ứng nhu cầu thị trường.

Nhu cầu lao động của tỉnh hàng năm đều thiếu, nhưng vẫn có lao động thất nghiệp, tỷ lệ người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 1,37%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp là do đối tượng chưa được đào tạo, thiếu chuyên môn, do đó không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Bảng 2.13: Lao động thất nghiệp năm 2005

Trình độ Số người Tỷ lệ (%)

Lao động thất nghiệp 14.136 100,00

Chưa qua đào tạo 9.872 69,84

CNKT không có bằng 988 6,99

Sơ cấp nghề và tương đương 1.223 8,65

Trung cấp chuyên nghiệp 1.352 9,56

Cao đẳng, đại học trở lên 701 4,96

Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm năm 2005.

Qua phân tích thực trạng cung - cầu thị trường sức lao động Bình Dương, thì tình trạng trên xảy ra là điều không tránh khỏi, đây cũng là vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm của chính quyền các cấp, đặc biệt là thất nghiệp ở nông thôn hiện nay, khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, trong khi đó đa số các doanh nghiệp lại tuyển lao động từ 35 tuổi trở xuống, nên dẫn đến tình trạng lao động trong nông nghiệp quá tuổi 35 khó kiếm được việc làm trong các doanh nghiệp. Phần lớn lao động nông thôn thất nghiệp do mất việc làm. Còn lao động thất nghiệp ở thành thị có trình độ nên có xu hướng là kén chọn công việc, hoặc đòi hỏi lương cao, theo sở thích của mình.

Mặt khác, hiện nay ở Bình Dương có một thực tế xảy ra, số lao động thất nghiệp tự nguyện cũng không nhỏ, do lao động chưa có việc làm muốn tìm việc với thu nhập và theo sở thích, tuy nhiên số lao động này không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, nên khó có cơ hội việc làm cho số đối tượng này. Bên cạnh đó, lao động trong diện có đất được giải tỏa đền bù, khi có tiền lớn trong tay họ

không thích làm việc, cũng không học nghề, nên dẫn đến tình trạng khi hết tiền họ không có trình độ, quen với ruộng vườn, muốn có việc làm nhưng không đáp ứng được dẫn đến

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 63 - 66)