Vai trò điều tiết của Nhà nước, thể chế chính sách chưa đồng bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 79 - 81)

Cho đến nay về cơ bản khung khổ pháp lý cho thị trường lao động ở nước ta đã thiết lập song chưa hoàn thiện so với thực tế. Mặc dù bộ Luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm 2006 cho phù hợp với giai đoạn phát triển, tuy có điều khoản chưa sát với điều kiện Việt Nam, chẳng hạn Điều 140, Khoản 1 quy định: "…Chính phủ quy

định cụ thể việc đào tạo lại đối với lao động thất nghiệp, tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp, điều khoản và mức trợ cấp thất nghiệp, việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp” nhưng hiện nay chúng ta chưa thể tính toán chính xác lao động thất nghiệp, chưa có cơ quan đăng ký xác nhận thất nghiệp.

Hệ thống thông tin thống kê thị trường lao động chưa đồng bộ, nhất là công tác dự báo chưa sát với thực tế. Các tổ chức giới thiệu việc làm, tư vấn dịch vụ lao động, trung tâm dạy nghề chưa đủ năng lực và khả năng cung cấp lao động đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, do vậy, cần phải tạo sự phát triển đồng bộ của các hệ thống này.

Quy định của Nhà nước về tiền lương, tiền công đã hạn chế doanh nghiệp trong việc tuyển dụng nhiều lao động và sử dụng lan động, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, như việc phân biệt mức lương tối thiểu theo thành phần kinh tế và theo vùng, số giờ làm thêm, trả công lao động làm thêm, sử dụng lao động di chuyển từ các vùng khác, chế độ đền bù khi chấm dứt hợp đồng lao động, chế độ nghỉ và hưởng bảo hiểm xã hội… gây khó khăn trong quá trình quản lý. Vì vậy, cần cải cách chế độ chính sách tiền lương, tiền công hợp lý trên thị trường lao động.

Sự biến động trên thị trường sức lao động là không thể tránh khỏi, vì thế vai trò điều tiết của chính quyền các cấp về cung - cầu lao động, về quy định chính sách, hệ thống tổ chức thống kê thông tin, thanh tra, kiểm tra… là điều không thể thiếu. Và thực tế điều này đã xảy ra ở tỉnh Bình Dương làm xuất hiện mâu thuẫn về lợi ích, dẫn đến đình công ở các doanh nghiệp trên địa bàn.

Hay về chất lượng của lao động, tình trạng chất lượng của cung lao động không đáp ứng được nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế, vì vậy, chính quyền, hệ thống dạy nghề cùng với các doanh nghiệp phải có sự phối hợp đồng bộ trong việc đào tạo, thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực đào tạo.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 79 - 81)