Số lượng và cơ cấu của cầu lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 55 - 58)

Bình Dương có nguồn nhân lực khá dồi dào, lực lượng lao trẻ tuổi chiếm đa số, đây là điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp tục nâng cao tay nghề hoặc tiếp cận với những kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. Bình Dương là một trong những tỉnh thành trong cả nước có các chỉ số phát triển giáo dục tương đối cao với hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh, tạo nền tảng thuận lợi và vững chắc chất lượng cung sức lao động.

Hiện nay Bình Dương có 89/89 (100%) xã phường, 7/7 huyện thị đạt chuẩn giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn phổ cập bậc trung học, qua đó cho thấy giáo dục tỉnh Bình Dương đã có nhiều nỗ lực thực hiện quyết tâm của lãnh đạo Tỉnh về triển khai chiến lược "giáo dục là quốc sách”. Sự nỗ lực từ nhiều phía cho thấy Bình Dương chú trọng đến giáo dục, theo đó trình độ của người lao động từng bước được nâng lên.

Tại Bình Dương, nguồn lao động nội tỉnh không đáp ứng đủ số lượng yêu cầu của các doanh nghiệp. Do đó bên cạnh nguồn lao động nội tỉnh, hàng năm Bình Dương còn thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh khác đến dây làm việc, đặc biệt tại các khu công nghiệp của Tỉnh có đến khoảng 90% là lao đông ngoại tỉnh. Do là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, tốc độ đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cao, hàng loạt doanh nghiệp mới ra đời, mở rộng quy mô sản xuấtn làm tăng nhu cầu về lao động, số lượng lao động trong và ngoài tỉnh vẫn không đáp ứng nổi yêu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là sau mỗi dịp lễ, tết.

Với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bình Dương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, giai đoạn từ năm 2001 - 2005 tình hình phát triển kinh tế của tỉnh đạt tỷ lệ 15,3%, năm 2007 tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 11.225 tỷ đồng. trong 5 năm từ 2001 - 2005, đã có 155.748 lao động được giải quyết việc làm, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 31.150 lao động. trong năm 2006, 2007 đã giải quyết việc làm cho 94.441 lao động. Nhìn chung tình hình giải quyết việc làm hàng năm đều có chiều hướng tăng cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giải quyết việc làm của Tỉnh cũng như yêu cầu của các doanh nghiệp. Cầu lao động của tỉnh Bình Dương liên tục tăng lên, do tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh được duy trì ở mức cao và ổn định.

Bảng 2.8: Lao động sử dụng và cơ cấu sử dụng lao động

1 Tổng lao động sử dụng

(người) 406.435 526.602 627.730 639.223 657.305

2 Chia theo khu vực

(người)

Nông -Lâm- Thuỷ sản 165.462 150.239 138.521 133.744 130.956 Công nghiệp-xây dựng 161.993 282.503 368.566 392.477 399.155 Ngành, khối, dịch vụ khác 78.980 93.860 120.643 113.002 127.194 3 Cơ cấu lao động (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nông -Lâm- Thuỷ sản 40,71 28,53 22,07 20,92 19,92

Công nghiệp-xây dựng 39,86 53,65 58,71 61,40 60,73

Ngành, khối, dịch vụ khác 19,43 17,82 19,22 17,68 19,35

Nguồn: Sở L ĐTBXH Bình Dương năm 2007.

Trong những năm qua Bình Dương có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, chính vì vậy cơ cấu lao động trong các ngành cũng có xu hướng thay đổi theo. Cầu lao động nông nghiệp giảm liên tục do nhiều nguyên nhân như đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần, diện tích đất gieo trồng, đất trồng cây, đất nông nghiệp giảm năm 2005 là 219.592 ha xuống còn 210.142 ha năm 2007. Mặt khác, nhu cầu sử dụng lao động làm việc trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm do ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Lao động nông nghiệp giảm 34.505 người từ năm 2001 đến năm 2007, chiếm 19,92%. Trong nội bộ lao động nông nghiệp, sự chuyển dịch cũng diễn ra với tốc độ nhanh theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động lao động trồng trọt và tăng dần tỷ trọng lao động chăn nuôi. Cơ cấu lao động trồng trọt chuyển từ trồng cây lương thực sang trồng cây công nghiệp và cây ăn quả để phát huy thế mạnh của mình.

Bên cạnh đó cầu lao động trong công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên do sự phát triển kinh tế, có sự gia tăng đáng kể của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong công nghiệp và dịch vụ trong những năm gần đây nên cầu lao động trong những ngành này cũng tăng lên một cách tương ứng. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

tỉnh là khu vực công nghiệp và xây dựng có bước phát triển mới với tốc độ cao liên tục trong nhiều năm, tạo động lực thúc đẩy các ngành nông nghiệp và dịch vụ tăng tốc gắn với chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu lao động. Lao động công nghiệp tăng 237.162 người, chiếm tỷ lệ 60,73% và dịch vụ tăng 48.214 người, chiếm tỷ lệ 19,35% (xem bảng 2.8).

Như vậy, xét theo cơ cấu ngành, xu hướng này đã làm thay đổi tích cực cơ cấu lao động theo hướng tăng dần lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần lao động trong các ngành nông nghiệp.

Theo quy hoạch từ nay đến năm 2020 tỉnh Bình Dương sẽ có 31 khu công nghiệp, hằng năm cần hơn 50.000 lao động mới, trong khi đó lao động địa phương chưa thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp (năng lực đáp ứng của tỉnh chỉ khoảng 15.000-20.000 LĐ/năm), đây là lực lượng lao động khá ổn định. Số lao động ngoài tỉnh làm việc trong các khu công nghiệp chiếm 90%. Trong giai đoạn 2001-2007, đã có trên 200.000 lao động được giải quyết việc làm. Đây là đội ngũ lao động khá lớn song vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường sức lao động hiện nay của tỉnh.

Trước thực tế này, Bình Dương chủ động tăng cường liên kết với các tỉnh thành để cung ứng cung lao động cho tỉnh. Nhiều địa phương như Thanh Hóa, Kiên Giang, Cà Mau, Hà Giang... đã cung ứng cho tỉnh hàng chục ngàn lao động. Tuy nhiên, xu hướng thu hút lao động theo con đường này ngày càng gặp khó khăn, vì một số địa phương cũng đang giữ lại nguồn lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển tỉnh mình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)