Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, Việt Nam rất có thể mất lợi thế của lao động rẻ, dồi dào nếu nhân lực được đào tạo ra không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về số lượng và chất lượng. Đây là lý do nhiều doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam hoặc đổi mới công nghệ gặp phải nhiều khó khăn do thiếu nguồn tuyển nhân lực.
Nhưng thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta lại đang trong tình trạng vừa thừa lao động chưa được đào tạo nhưng lại thiếu lao động có kỹ năng được đào tạo theo tiêu chuẩn công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam hoặc đổi mới công nghệ gặp phải nhiều khó khăn do thiếu nguồn tuyển nhân lực. Hiện tượng “khát” nhân lực có tay nghề diễn ra ở hầu hết các khu công nghiệp và khu chế xuất và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp.
Trình độ nhân lực chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Một bộ phận không nhỏ lao động nước ta vẫn còn có thói quen và tập quán của người sản xuất nhỏ, chưa có tác phong công nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự tham gia của lao động Việt Nam trong việc phân công lao động quốc tế ngay tại thị trường trong nước (khi có sự tham gia của các doanh nghiệp liên doanh, của các tập đoàn đa quốc gia...).
Nguồn nhân lực chất lượng cao thì chất lượng cung lao động cao đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng thực tế, hiện tượng “khát” lao động có tay nghề diễn ra ở hầu hết các khu công nghiệp và khu chế xuất trên cả nước. Thực tế cho thấy, tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng vẫn tiếp tục diễn ra ở các ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, gỗ, tiếp đó là các ngành nghề về lĩnh vực du lịch. Nhìn vào tình hình cung ứng lao động cũng như chất lượng lao động cho thấy Việt Nam vừa thiếu hụt, vừa mất cân đối nghiêm trọng. Đây là vấn đề đặt ra đối với hệ thống đào tạo, dạy nghề hiện nay ở nước ta, cần có giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cung lao động để đáp ứng yêu cầu của thị trường sức lao động hiện nay.