trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây các vấn đề về lao động (đào tạo, phân bổ, sử dụng và trả công…) được thực hiện theo một kế hoạch thống nhất từ trên xuống và bắng các quyết định hành chính, mệnh lệnh, nên trong khu vực Nhà nước không hình thành quan hệ thuê mướn lao động. Tuy nhiên ở miền Nam kinh tế khu vực ngoài quốc
doanh phát triển mạnh theo kinh tế hàng hóa, việc thuê mướn lao động vẫn tồn tại và có xu hướng phát triển. Do vậy, thị trường lao động cũng được phát triển theo và sau đó là miến Bắc.
Từ năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu mốc quan trọng về đường lối đổi mới toàn diện ở nước ta. Trước hết là tư duy kinh tế, chuyển nền kinh tế từ sản xuất tự cung, tự cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hoá. Đây là điều kiện quan trọng để hình thành thị trường lao động.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, nhận thức về thị trường lao động đã rõ ràng hơn. Khái niệm "thất nghiệp” chính thức được ghi nhận trong Văn kiện Đại hội. Tư tưởng giải phóng sức lao động trên cơ sở tự do hóa lao động đã được khẳng định: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở rộng ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nhận thức về thị trường lao động đã được nâng cao lên một bước cao hơn và được thể hiện thành chủ trương: thức đẩy sự hình thành và từng bước hòan thiện thị trường lao động; hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách để thị trường hoạt động năng động, có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch; Nhà nước phải có chính sách mở rộng thị trường lao động trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đồng thời phát triển hệ thống bảo hiểm việc làm nhằm bảo vệ người lao động gặp rủi ro trong cơ chế thị trường.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nhận thức về thị trường lao động được cụ thể và rõ nét hơn: Tiếp tục hoàn chỉnh thể chế thị trường lao động theo hướng bảo đảm hài hoà lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động; hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo môi trường thông suốt để phát triển thị trường lao động theo hướng gắn kết cung - cầu lao động; đa dạng hoá các hình thức giao dịch việc làm, phát huy tính tích cực và bảo đảm quyền của người lao động lựa chọn chỗ làm việc. Thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cả người lao động và người sử dụng lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm và trợ cấp thất nghiệp. Tăng cường hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động này.
Như vậy, quá trình nhận thức và phát triển của Đảng ta về thị trường lao động ở Việt Nam là theo định hướng XHCN, phù hợp với quá trình đổi mới tư duy về kinh tế và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với quan điểm và nội dung chủ yếu là:
- Khẳng định thị trường lao động theo định hướng XHCN là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế với đa hình thức sở hữu, đa thảnh phần kinh tế, sản xuất lớn, mở cửa và hội nhập quốc tế.
- Cơ chế hoạt động của thị trường lao động tuân thủ các quy luật khách quan như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu với hệ thống pháp luật và lộ trình cải cách nhằm đảm bảo thị trường lao động phát triển lành mạnh, hiệu quả.
- Hướng vào mục tiêu tăng trưởng bền vững và phát triển con người là trung tâm, đầu tư con người là đầu tư cho phát triển; giải phóng và phát huy triệt để tiềm năng con người, tạo nhiều việc làm, giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống cho người lao động;
- Quan hệ giữa các bên quan hệ lao động là quan hệ hợp tác, hài hoà lợi ích, đồng thuận, đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã hội;
- Nhà nước thực hiện chức năng thể chế hoá; tổ chức; kiểm soát, điều tiết thị trường lao động; đồng thời có giải pháp vĩ mô để giải quyết những vấn đề lịch sử của thời kỳ bao cấp về lao động.
Đây là quá trình chuyển đổi rất căn bản về quan điểm, nhận thức về thị trường lao động, tạo điều kiện, nhân tố, động lực cho đất nước phát triển từ nguồn vốn quý nhất là lao động; người lao động trở thành chủ thể trong lao động, tạo việc làm cho mình và cho người khác; nâng cao chất lượng việc làm và việc làm với giá trị ngày càng cao; thu hút được đầu tư nước ngoài ngày càng lớn và tích cực, chủ động hội nhập, tham gia vào thị trường lao động khu vực và quốc tế…
Điều đó cho thấy rằng, thị trường lao động ở Việt Nam không chỉ chính thức được công nhận là cần thiết phải phát triển, mà còn được thể hiện rõ nu cầu phải đẩy nhanh sự phát triển của loại thị trường đặc biệt này. Các định hướng cho việc sắp xếp, tiếp tục phát triển các quan hệ trên thị trường lao động cũng bước đầu được xác định, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước trong việc khuyến khích, tạo cơ hội về việc làm cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi dịch chuyển lao động; khuyến khích xuất khẩu lao động,
khuyến khích phát triển hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề kỹ thuật cho người lao động; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động của thị trường lao động.
- Điều kiện đảm bảo sự phát triển thị trường hàng hoá sức lao động.
Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý cho phép tồn tại phát triển thị trường sức lao động bao gồm: thể chế hoá các chủ trương quan điểm của Đảng và Nhà nước thành cơ chế, chính sách thiết thực hỗ trợ phát riển thị trường lao động; thành lập và phát triển các tổ chức thị trường lao động, đặc biệt là các tổ chức đảm bảo cho giai dịch trên thị trường lao động hoạt động bình thường (thông tin thị trường lao động, tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm…); hình thành cơ cấu tổ chức quản lý và điều tiết của Nhà nườc đối với sự hoạt động của thị trường lao động (kiểm tra, giám sát sự hoạt động của thị trường lao động, điều tiết quan hệ cung - cầu lao động, xử lý những khiếm khuyết của thị trường lao động …).
Thứ hai, tạo cung lao động đáp ứng thị trường về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Vấn đề quan trọng nhất là phải tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhất là đào tạo kỹ thuật thực hành trình độ cao; tăng tỷ trọng lao động làm công ăn lương trong tổng lực lượng lao động.
Thứ ba, tăng cầu lao động thông qua phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ trong các khu kinh tế, thành phần kinh tế, nhất là về số lượng và quy mô các loại hình doanh nghiệp. hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ… thuê mướn lao động, tạo ra sự linh hoạt trong lao động làm thuê giữa các thành phần kinh tế và các vùng; tăng thị phần người Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài, kể cả mở rộng khả năng cho người lao động tự tiếp cận được với thị trường lao động khu vực và quốc tế.
Thứ tư, sự tác động của thị trường thế giới vào thị trường lao động Việt Nam ngày càng mạnh hơn, làm cho cạnh tranh nàgy càng gay gắt, kể cả thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế; cơ hội thu hút các nguồn đầu tư, tạo việc làm tăng, nhưng tính chất rủi ro trong lao động (thất nghiệp, mất việc làm…) cũng sẽ gia tăng, do sự tác động bởi biến động của thị trường khu vực và quốc tế, trong khi hệ thống an sinh xã hội, đảm bảo việc làm trong nước chưa hoàn thiện so với yêu cầu, cho nên cần phải cải thiện các điều kiện liên quan đến sự phát triển của thị trường lao động.