Kinh nghiệm thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 37 - 39)

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có thị trường lao động phát triển sớm và khá sôi động, cung lao động, đặc biệt là cung lao động tiềm năng rất lớn. Theo kết quả khảo sát của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM năm 2005, cứ 03 người đang làm việc tại các doanh nghiệp thì có 01 người là lao động ngoại tỉnh. Riêng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất cứ 10 lao động làm việc trong ngành da giày và may mặc có 08 người là lao động ngoại tỉnh.

Lực lượng lao động tính đến năm 2005 có 4.164.160 người, lao động cần giải quyết việc là 245.690 lao động. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng dần qua các năm 2001 là 33,17%; năm 2002 là 45,48%; đến năm 2005 là 48,31% trong tổng số lao động đang làm việc.

Phát triển thị trường sức lao động trong thời gian tới thành phố Hồ Chí Minh thực hiện một số biện pháp sau:

- Đối với cung sức lao động.

Để đảm bảo cho nguồn cung sức lao động cho thị trường lao động thì vấn đề cần ưu tiên đến là cần chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, trong đó cần thực hiện tốt chủ trương kế hoạch hóa gia đình để đảm bảo nguồn nhân lực cho quá trình phát triển của

thành phố. Đồng thời đây cũng là một trong những giải pháp để thực hiện điều tiết làm hạn chế bớt tốc độ gia tăng quá nhanh nguồn lao động trong tương lai.

Tăng cường công tác quản lý lao động ngoại tỉnh, vì đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng tác động đến cung lao động.

+ Phát triển giáo dục đào tạo là cơ sở để xây dựng nguồn lao động chất lượng cao. Trong thời gian tới sự dịch chuyển của thành phố diễn ra theo hướng các ngành thâm dụng lao động sẽ giảm, các ngành thâm dụng vốn, khoa học - công nghệ cao sẽ phát triển mạnh, do đó nguồn lao động cĩng phải có sự thay đổi, từ lao động giản đơn chưa đào tạo chiếm phần lớn chuyển sang lao động có chuyên môn, kỹ thuật. Để có được nguồn lao động có trình độ chuyên môn, có đủ năng lực làm việc thì không thể trong một thời gian ngắn mà có thể có được, mà cần phải có thời gian đào tạo, thời gian tích luỹ kinh nghiệm. Do đó công tác đào tạo nguồn nhân lực cần phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài.

+ Đảm bảo di chuyển tự do dưới sự chi phối của tiền công, tiền lương.

Trong thời gian tới thành phố Hồ Chí Minh cần tạo điều kiện cho người lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo được tự do di chuyển chỗ làm khi cần thiết, tạo ra môi trường thông thoáng trong chuyển dịch cung lao động. Đối với lao động phổ thông Thành phố cần khuyến khích hỗ trợ về vốn, hỗ trợ phát triển các ngành nghề thu hút và sử dụng nhiều lao động tại chỗ, qua đó làm giảm sức ép về phí cung lao động trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cũng cần có chính sách thu hút các du học sinh, sinh viên tài năng… cùng với một chiến lược quản lý nhân sự chặt chẽ là giải pháp tốt nhất để làm hạn chế thiếu hụt lao động chất lượng cao của Thành phố trong giai đoạn tới.

- Đối với cầu sức lao động

Giải pháp tăng cầu sức lao động đối với thị trường sức lao động thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới cần thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau:

+ Hoàn thiện các quy định của pháp luật, tạo môi trường cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển.

Trong những năm qua, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực có sự tăng trưởng cao và thu hút được nhiếu lao động, nhiều chỗ việc làm mới. Vì thế việc tạo điều kiện cho khu vực này phát triển có nghĩa là cầu sức lao động ở Thành phố cũng phát triển. Do vậy, để tạo việc làm cho khu vực này trong thời gian tới cần: ổn định thể chế và kinh tế

vĩ mô, tạo ra môi trường ổn định thì mới đảm bảo lợi ích trong hoạt động đầu tư, mới thu hút được nguồn vốn đầu tư và trở thành động lực lôi kéo các thành phần kinh tế tham gia phát triển; có chính sách khuyến khích, sẵn sàng tư vấn hỗ trợ kinh tế dân doanh về tài chính thông tin, đào tạo nhân lực…

+ Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó góp phần tạo việc làm cho người lao động.

Cơ cấu lao động của Thành phố chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Muốn vậy cần phải kích cầu lao động của các khu doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, coi trọng việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn.

+ Phát triển cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Thành phố là địa phương có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển. Thành phố là đầu mối giao thông đi các tỉnh Nam bộ, đồng bằng Sông Cửu Long, ra biển Đông và sang Campuchia… Những năm qua cơ sở hạ tầng của Thành phố không ngừng được mở rộng và nâng cấp, chính việc cơ sở hạ tầng phát triển tạo điều kiện cho quá trình tăng trưởng kinh tế cao.

Song song với quá trình phát triển và hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động vào thị trường các nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển, trước mắt nhằm giải quyết tốt việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời đào tạo đội ngũ công nhân có chuyên môn, tay nghề, tiếp cận được công nghệ mới, cách quản lý, tác phong của các nước công nghiệp, đây chính là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)