Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32 - 34)

Nhật Bản là nớc thuộc nhóm quốc gia phát triển trên thế giới, có quy mô dân số lớn vào khoảng 127,3 triệu ngời (năm 2002), tỷ lệ dân số tham gia lực l- ợng lao động có xu hớng ngày càng giảm. Nhật Bản là nớc có mức tăng năng suất lao động nhanh. Trong số những yếu tố quan trọng làm nên thành tựu này là tỷ lệ toàn dụng lao động cao. Góp phần vào thành công trong toàn dụng lao động ở Nhật Bản đó là:

- Đào tạo phát triển NNL:

ở Nhật Bản, đào tạo tại chỗ (vừa học, vừa làm) giữ vai trò quan trọng nhất trong các phơng pháp đào tạo vì đây là dạng đào tạo ít tốn kém nhất, ngời lao động học hỏi ngay trong quá trình làm việc; đào tạo tại chỗ có tính linh hoạt cao, cho phép có những điều chỉnh để đáp ứng các nhu cầu, đặc điểm và năng lực của từng cá nhân. Hơn nữa, đào tạo tại chỗ cho phép tập trung sự chú ý trực tiếp vào việc phát triển các tri thức và kỹ năng cần thiết ngay trong công việc th- ờng nhật của đối tợng đợc đào tạo.

Nhật Bản đặc biệt quan tâm vấn đề giáo dục- đào tạo. Nhật Bản đã dành một khoản chi phí lớn cho giáo dục trong tổng chi tiêu của Chính phủ nhằm tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi ngời trong việc hởng thụ các dịch vụ giáo dục. Chế độ giáo dục phổ thông không mất tiền chiếm 9/12 năm trong hệ thống giáo dục. Giáo dục phổ cập đợc u tiên, không có sự phân biệt giữa nông thôn và thành thị. Các trờng đợc tạo điều kiện tốt nhất về mặt địa điểm, phơng tiện học

tập, đội ngũ giáo viên nhằm mục tiêu đảm bảo trình độ phổ thông cho học sinh cả nớc.

Để tiếp thu công nghệ tiên tiến của Mỹ và các nớc Tây Âu, đa công nghệ mới vào phục vụ phát triển nhanh nền kinh tế đất nớc, Nhật Bản đã sử dụng chính sách “Du học tại chỗ”. Nhật Bản đã liên kết với các trờng đại học của Mỹ và các nớc Tây Âu mở các chi nhánh tại Nhật Bản, mời giáo viên, sử dụng ch- ơng trình, nội dung giảng dạy của các nớc đó, kết hợp bổ sung những nội dung cần thiết và phù hợp với điều kiện Nhật Bản. Phơng thức này cho phép các sinh viên Nhật Bản tiếp cận đợc các tri thức khoa học tiên tiến đồng thời đảm bảo cho họ không thoát ly khỏi thực tế phát triển KT - XH của nớc mình.

- Chế độ sử dụng lao động thích hợp:

Việc sử dụng lao động trẻ ở Nhật đợc chú ý, vì họ quan niệm rằng tuy công nhân trẻ ít kinh nghiệm làm việc, nhng họ đợc đào tạo cơ bản, nhiệt tình, năng động, tràn đầy sinh lực, có tinh thần sáng tạo và ý muốn khẳng định mình trong công việc.

ở Nhật Bản phổ biến việc ngời lao động đổi chỗ làm ngay trong phạm vi công ty tạo cho một ngời lao động biết nhiều công việc, giúp hình thành đội ngũ lao động đa năng cùng một lúc có thể làm đợc nhiều công đoạn khác nhau trong sản xuất. Vì vậy, công nhân ít khi phải dời khỏi công ty để đi tìm việc làm ở nơi khác. Các công ty có quan hệ làm ăn lâu dài với nhau có thể luân chuyển lao động trên cơ sở các thoả thuận song phơng. Cách luân chuyển lao động này làm giảm chi phí tìm kiếm việc làm mới của ngời lao động, giúp cho các công ty có thể tuyển dụng đợc các công nhân mới một cách dễ dàng.

- Khu vực t nhân tham gia vào phát triển nguồn nhân lực

Khu vực t nhân ở Nhật Bản cũng tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển giáo dục, đào tạo. Trong đó, đặc biệt chú ý:

+ Giáo dục phong cách và kỷ luật lao động nhằm tạo ra những ngời lao động cần mẫn, trung thực, lịch sự trong giao tiếp và gắn bó với công ty.

+ Giáo dục các kiến thức thực tế cho ngời lao động, làm cho ngời lao động quen với các công đoạn sản xuất và tiêu thụ của công ty, từ đó có thể đa ra những sáng kiến, các đề xuất hợp lý nhằm cải tiến hoạt động của công ty.

+ Giáo dục tinh thần tập thể cho ngời lao động trong công ty nhằm nâng cao các kỹ năng hoạt động theo nhóm phát huy sức mạnh tập thể trong lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32 - 34)