Thực trạng phát triển các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 41 - 43)

cấu kinh tế

Từ năm 2000 đến nay, các ngành kinh tế của tỉnh đều có tốc độ tăng trởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hớng CNH,HĐH, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp -thủy sản.

+ Ngành công nghiệp- xây dựng phát triển mạnh, tốc độ tăng trởng bình quân của ngành giai đoạn 2001-2005 là 20,8%/năm, giai đoạn 2006-2008 là 25,8%/năm. Giá trị tổng sản phẩm của ngành tăng từ 1.126,9 tỷ đồng năm 2000 lên 2.903,6 tỷ đồng năm 2005 và 5.786,6 tỷ đồng năm 2008 (giá ss 94). GDP của ngành đã tăng hơn 5 lần sau 8 năm. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế tỉnh tăng từ 40,68% năm 2000 lên 52,69% năm 2005 và 58,34% vào năm 2008. Một số ngành công nghiệp đã chuyển sang sử dụng

công nghệ cao. Các KCN Bá Thiện, Bình Xuyên, Khai Quang, Kim Hoa đã đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật: Cấp điện, cấp thoát nớc, đờng giao thông sẵn sàng đón các nhà đầu t vào sản xuất kinh doanh. Đến hết năm 2008, tỉnh đã thu hút đợc 257 dự án DDI với số vốn đầu t 15.437,3 tỷ đồng và 100 dự án FDI với số vốn đầu t 1.986,4 triệu USD.

Ngành công nghiệp phát triển đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và phát triển các ngành dịch vụ, đồng thời tạo ra nhiều chỗ việc làm mới, tăng thu nhập cho ngời lao động. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài đợc tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến của các nớc phát triển, góp phần quan trọng nâng cao chất lợng NNL và chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh.

+ Ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản của tỉnh có tốc độ tăng trởng khá, thời kỳ 2001-2005 đạt 6,4%/năm, thời kỳ 2006-2008 đạt 4,0%/năm. Giá trị tổng sản phẩm của toàn ngành tăng từ 867,6 tỷ đồng năm 2000 lên 1.182,9 tỷ đồng năm 2005 và 1.330 tỷ đồng năm 2008 (giá ss 94). Tuy nhiên, tỷ trọng nông, lâm nghiệp- thủy sản trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh giảm từ 28,94% năm 2000 xuống 19,45% năm 2005 và còn 17,7% năm 2008.

Cơ cấu trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp-thủy sản chuyển dịch theo hớng tích cực: Tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản, chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Hệ thống mạng lới khuyến nông, dịch vụ nông nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Tiến bộ kỹ thuật đợc ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất cây trồng, vật nuôi. Mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung đợc quan tâm đầu t và bớc đầu phát triển.

Tuy nhiên, trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cha có mặt hàng nông sản đặc trng có giá trị cao. Việc khai thác và sử dụng đất đai còn hạn chế, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác cha cao. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hóa, một bộ phận lớn lao động nông nghiệp cha qua đào tạo, khó chuyển đổi nghề nghiệp. Mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung mới đ- ợc hình thành, cha phát triển mạnh.

+ Tốc độ tăng trởng ngành dịch vụ bình quân thời kỳ 2001-2005 đạt 14,0%/ năm, thời kỳ 2005-2008 đạt 19,4%/năm. Giá trị tổng sản phẩm của ngành tăng từ 796,5 tỷ đồng năm 2000 lên 1.531 tỷ đồng năm 2005 và 2.605,1 tỷ đồng năm 2008. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh giảm từ 30,38% năm 2000, xuống còn 28,5% năm 2005 và 23,95% năm 2008. Tốc độ tăng ngành dịch vụ chậm hơn nhiều so với ngành công nghiệp do tỉnh cha khai thác tốt tiềm năng và lợi thế ngành dịch vụ [37].

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w