Một số chỉ tiêu phát triển chung

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 40 - 41)

Do thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế, mở cửa và thu hút đầu t, từ năm 1997 đến nay, Vĩnh Phúc đã đạt tốc độ tăng trởng kinh tế cao và ổn định. Nhịp độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001- 2005 đạt 15,0%/năm, giai đoạn 2006-2008 đạt 20,1%, giá trị tổng sản phẩm của tỉnh tăng từ 2.791,0 tỷ đồng năm

2000 lên 5.617,7 tỷ đồng năm 2005 và 9.721,7 tỷ đồng năm 2008. GDP bình quân đầu ngời/năm tăng từ 3,83 triệu đồng năm 2000 (giá TT) lên 8,99 triệu đồng năm 2005 và 21,84 triệu đồng năm 2008.

Năm 2008, Vĩnh Phúc là tỉnh có số thu ngân sách đứng thứ 4 trong vùng KTTĐ Bắc Bộ sau Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 669,1 tỷ đồng năm 2000 lên 3.162,2 tỷ đồng năm 2005 và 9.228,2 tỷ đồng năm 2008, tỷ lệ thu ngân sách địa phơng trên GDP của tỉnh năm 2008 đạt 42%. Từ một tỉnh phải trợ cấp ngân sách, từ năm 2004 tỉnh đã cân đối đợc thu, chi và đóng góp cho ngân sách Trung ơng. Chi ngân sách trên địa bàn tăng từ 590,3 tỷ đồng năm 2000 lên 2.050,1 tỷ đồng năm 2005 và 4.814,3 tỷ đồng năm 2008, chi đầu t phát triển năm 2008 bằng 44,3% tổng chi ngân sách của tỉnh.

Trong những năm gần đây, quá trình đô thị diễn ra mạnh mẽ, cơ cấu dân c đô thị tăng từ 12,7% năm 2000 lên 23% năm 2008. Tuy nhiên, tỷ lệ đô thị hoá của Vĩnh Phúc thấp hơn so với toàn quốc và vùng Đồng bằng Sông Hồng (Năm 2007 tỷ lệ dân số đô thị của cả nớc là 27,3%, của vùng Đồng bằng Sông Hồng là 24%) [37].

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 40 - 41)