Xã hội hoá và đa dạng hoá các hình thức đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 96 - 98)

- Học chuyên môn nghiệp vụ

2. Công nghiệp-xây

3.2.3.4. Xã hội hoá và đa dạng hoá các hình thức đào tạo

Giáo dục- đào tạo không chỉ là nhiệm vụ của nhà nớc mà phải là nhiệm vụ của toàn xã hội “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”, cần kết hợp giữa gia đình, nhà trờng và xã hội trong phát triển giáo dục- đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đợc coi là một trong những giải pháp then chốt nhằm khai thác các nguồn lực ngoài nhà nớc (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nớc…) để cùng nhà nớc đào tạo NNL.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục- đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo theo hớng linh hoạt, năng động và thiết thực. Kết hợp giữa đào tạo chính quy và không chính quy, giữa đào tạo tập trung và không tập trung, giữa đào tạo của nhà nớc, các doanh nghiệp và t nhân. Tỉnh chỉ tập trung vào nâng cao năng lực quản lý giáo dục- đào tạo, đầu t trọng điểm vào các ngành, nghề có chi phí đào tạo cao, những ngành nghề xã hội đang cần nhng các cơ sở đào tạo ngoài nhà nớc không làm đợc hoặc không muốn làm nh: Đào tạo lao động kỹ thuật trình độ cao đòi hỏi vốn đầu t lớn, thiết bị đắt tiền và đào tạo các đối tợng yếu thế: Ngời tàn tật, ngời nghèo, lao động những nơi bị thu hồi đất, di dời, giải tỏa... Cho phép các cơ sở đào tạo phát huy tính chủ động, tự quyết định chơng trình, giáo trình đào tạo, xác định mục tiêu nội dung, ph- ơng pháp đào tạo, tự lựa chọn hình thức, phơng thức liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo theo hớng hợp đồng kinh doanh dịch vụ đào tạo, huy động các nguồn lực để hiện đại hóa cơ sở đào tạo của mình, nâng cao chất lợng để cạnh tranh trong đào tạo. Các doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin, dự báo về nhu cầu ngành nghề đào tạo và sử dụng lao động, về khả năng thay đổi cơ cấu sản phẩm, đổi mới thiết bị công nghệ với cơ sở đào tạo, tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, chơng trình, giáo trình đào tạo, hỗ trợ kinh phí.

Cần ban hành chính sách đầu t, chính sách học nghề trên cơ sở xác định đúng và đủ chi phí đào tạo theo cấp trình độ và cấp đào tạo làm cơ sở xác định suất đầu t, chi phí đào tạo, chính sách và cơ chế thu, chi quản lý nguồn thu học phí cho các loại hình trờng đào tạo (công lập, ngoài công lập và liên doanh). Nếu tính đúng, tính đủ với cơ chế thích hợp sẽ càng khuyến khích các nhà đầu t vào lĩnh vực đào tạo, nhất là các trờng ngoài công lập và liên doanh với nớc ngoài.

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bỏ vốn thành lập các trờng Đại học, Cao đẳng, THCN và dạy nghề dân lập, t thục trên cơ sở coi trọng chất lợng, gắn với thị trờng lao động và quy hoạch màng lới đào tạo của tỉnh. Xây dựng môi trờng

pháp lý thuận lợi đảm bảo các trờng ngoài công lập có điều kiện nâng cao chất lợng.

Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cơ sở đào tạo, dạy nghề trong doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp đầu t nớc ngoài, thực hiện liên doanh, liên kết với nớc ngoài trong đào tạo, dạy nghề, tìm kiếm khả năng đa lao động trẻ đi đào tạo ở nớc ngoài. Dành quỹ đất cho việc xây dựng trờng đào tạo, dạy nghề nh dành đất phát triển khu công nghiệp, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu t trong và ngoài nớc đầu t xây dựng trờng.

Xây dựng quỹ học bổng gồm các khoản kinh phí của ngân sách nhà n- ớc, đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cá nhân. Xem xét và quy định các mức học phí thích hợp trong các trờng công, một mặt tạo điều kiện đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho sinh viên, mặt khác giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nớc mà vẫn khuyến khích đợc sinh viên học tập.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 96 - 98)