Cơ cấu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48 - 51)

- Học chuyên môn nghiệp vụ

4. Số ngời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động

2.2.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực

- Lao động Vĩnh Phúc thuộc loại trẻ, số lao động 15 - 35 tuổi (năm 2008) là 375 nghìn ngời, chiếm 55,3% số ngời trong độ tuổi lao động. Đây là bộ phận lao động có trình độ học vấn khá, năng động, sáng tạo, tiếp cận nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tỉnh cần có chính sách hợp lý nhằm đào tạo và nâng cao chất lợng nhằm khai thác thế mạnh của lực lợng lao động này.

- Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi nhng cha t- ơng xứng với sự phát triển KT-XH và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp - thủy sản liên tục giảm cả về số lợng và tỷ lệ, năm 2000 lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp - thuỷ sản là 422,9 nghìn ngời, chiếm 85,7% lao động làm việc trong ngành kinh tế, đến năm 2005 giảm xuống còn 332,8 nghìn ngời chiếm 59,2% và năm 2008 còn 310,5 nghìn ngời chiếm 52,0%. Lao động tập trung chủ yếu làm trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp chiếm 99,5%, lao động trong lĩnh vực thuỷ sản chỉ chiếm 0,5%.

+ Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng liên tục tăng cả về số lợng và tỷ lệ. Năm 2000, lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng là 31,8 nghìn ng-

ời chiếm 6,4% lao động làm việc trong ngành kinh tế, năm 2005 tăng lên 93,5 nghìn ngời chiếm 16,6% và đến năm 2008 là 127,5 nghìn ngời chiếm 21,3%. Lao động tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm 68,2%, lao động trong lĩnh vực khai thác mỏ chiếm 0,65%, lao động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối điện nớc chiếm 0,9%, lao động trong lĩnh vực xây dựng chiếm 30,3 %.

+ Lao động trong ngành dịch vụ liên tục tăng, năm 2000 lao động trong lĩnh vực dịch vụ là 38,7 nghìn ngời chiếm 7,8% lao động làm việc trong nền kinh tế, đến năm 2005 tăng lên 135,6 nghìn ngời chiếm 24,1% và đến năm 2008 là 159,4 nghìn ngời chiếm 26,7%. Một số ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động là lĩnh vực thơng nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân chiếm 47,7%; Giáo dục- đào tạo chiếm 12,3%; Quản lý nhà nớc + an ninh quốc phòng + bảo đảm xã hội bắt buộc chiếm 10,6% (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5. Lao động tỉnh Vĩnh Phúc đang làm việc trong nền kinh tế phân theo ngành kinh tế

Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008

1. Tổng số lao động (ngời) 493.427 561.882 575.537 586.196 597.364

- Ngành Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 422.927 332.766 325.793 318.360 310.467

- Ngành Công nghiệp-xây dựng 31.800 93.477 111.275 120.668 127.498

- Ngành Dịch vụ 38.700 135.639 138.469 147.168 159.399

2. Cơ cấu lao động(%): 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Ngành Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 85,7 59,2 56,6 54,3 52,0

- Ngành Công nghiệp-xây dựng 6,4 16,6 19,3 20,6 21,3

- Ngành Dịch vụ 7,8 24,1 24,1 25,1 26,7

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp - thủy sản giảm, lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng mạnh là do sự phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị thu hút nhiều dự án FDI và DDI vào đầu t kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ và hoạt động kinh doanh dịch vụ. Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho lao động nông nghiệp, nông thôn và những nơi mất đất đợc học nghề, tìm kiếm việc làm, vận động các doanh

nghiệp sử dụng lao động tại địa phơng mất đất. Mặt khác, do bị thu hồi 1 diện tích đất nông nghiệp tơng đối lớn để phát triển công nghiệp, dịch vụ, nên nhiều lao động ở nông thôn phải tự tìm kiếm việc làm ở thành phố, thị xã, thị trấn, các KCN trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận nh xây dựng, buôn bán, gia công chế biến, dịch vụ ăn uống… Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành và chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm, phần lớn mang tính tự phát, vai trò của tỉnh còn cha rõ nét, dẫn đến sự dịch chuyển cơ cấu lao động cha thực sự hiệu quả, bền vững, khoa học; chuyển dịch cơ cấu lao động cha tạo đợc sự tác động mạnh mẽ cho việc tăng trởng kinh tế của tỉnh.

- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:

Từ năm 2004 đến nay, lao động khu vực nhà nớc ở khối doanh nghiệp giảm do thực hiện cổ phần hóa, nhng tăng lên ở khối hành chính sự nghiệp. Năm 2004 lao động khu vực nhà nớc là 39.171 ngời tăng lên 53.747 ngời vào năm 2007, bình quân tăng 11,1%/năm. Lao động kinh tế tập thể tăng chậm, năm 2004 lao động kinh tế tập thể là 3.239 ngời tăng lên 4.452 ngời năm 2007, bình quân mỗi năm tăng 11,2%/năm.

Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu t và các chính sách u đãi thu hút vốn đầu t nên số dự án, số vốn của các doanh nghiệp FDI, DDI và số lợng doanh nghiệp t nhân và hộ cá thể tăng tạo điều kiện tăng mạnh lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài, doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế t nhân, hộ cá thể. Lao động kinh tế t nhân, cá thể tăng từ 43.817 ngời năm 2004 lên 80.155 ngời năm 2007, bình quân mỗi năm tăng 22,3%. Lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài tăng từ 7.127 ngời năm 2004 lên 31.027 ngời năm 2007, bình quân mỗi năm tăng 63,4% [3].

- Cơ cấu giữa các ngành nghề đào tạo, cơ cấu đại học, cao đẳng trở lên- THCN- CNKT còn nhiều bất hợp lý, dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, thiếu lao động kỹ thuật, nhất là lao động kỹ thuật cao.

Bảng 2.6. Cơ cấu đại học, cao đẳng - THCN và CNKT năm 2007

Khu vực Đại học, cao đẳng trở lên THCN Công nhân kỹ thuật

Cả nớc 1 0,83 3,63

Vùng Kinh tế trọng điểm 1 0,7 2,1

Các nớc phát triển 1 4 10

Nguồn: Điều tra lao động việc làm 1.7.2007 của Bộ Lao động-TB và XH

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48 - 51)