CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN TIẾNG VIỆT)

Một phần của tài liệu Bai 6 Chi em Thuy Kieu (Trang 186 - 191)

I. Đọc hiểu chú thích: 1 Tác giả tác phẩm:

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN TIẾNG VIỆT)

( PHẦN TIẾNG VIỆT)

I. Mục tiêu : giúp học sinh

- Kiến thức: Biết ôn tập lại từ địa phương , hiểu được sự phong phú và khác biệt của các phương ngữ trên ở những vùng, miền đất nước.

- Kỹ năng: học sinh thực hiện kĩ năng tìm, giải thích ý nghĩa của các từ địa phương và phân tích tác dụng của nó trong văn bản.

- Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng từ ngữ địa phương cho phù hợp với tình huống giao tiếp.

II. N ội dung học tập :

- Tìm các từ địa phương theo yêu cầu. III. Chuẩn bị:

- Gv: tham khảo tài liệu liên quan về từ ngữ địa phương. IV. T ổ chức các hạt động học tập :

1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 2.Kiểm tra mi ệng:

- Thực hiện kết hợp với phần giảng bài mới. 3. Ti ến trình bài học :

Hoạt động c ủa giáo viên- học sinh . Nội dung bài học.

A. H oạt động 1 : Vào bài.

Giáo viên đưa một ví dụ để học sinh xác định từ đó thuộc phương ngữ nào? Từ đó dẫn vào bài.(1 phút).

B. Hoạt động 2:(23 phút)

? Em hãy xác định : nội dung ở bài 1 là gì? ? Trước khi làm bài tập, em hãy nhắc lại từ địa phương là gì? Cho một ví dụ minh họa? - Gọi học sinh trả lời nhanh.

-> Tích hợp với từ địa phương ở lớp 8, đây là cơ sở để học sinh làm bài tập.

? Xác định yêu cầu câu a ở bài tập 1?

( Tìm các từ chỉ sự vật, hiện tượng,đặc điểm, tính chất… không có tên trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.)

-Giáo viên nêu vài ví dụ, sau đó cho học sinh trả lời- gọi nhận xét bổ sung. Cuối cùng giáo viên tổng kết lại và ghi vài từ lên bảng phụ cho các em theo dõi ghi vào vở.

* Lưu ý:

- Thường các từ ngữ này được dùng ở một miền nhất định cho nên nó mang sắc thái đặc trưng riêng từng miền.

? Câu b,c bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì? * Giáo viên chép trên bảng phụ có ghi câu hỏi thảo luận nhóm: thời gian 4 phút.

?( b) Tìm từ ngữ ở phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân: đồng nghĩa nhưng

I. Tìm từ ngữ địa phương:

1. Chỉ sự vật, hiện tượng ở một miền:

- Nhút ( phương ngữ Trung.)

- Bồn bồn, bánh tét, sầu đâu, điên điển… (phương ngữ Nam.)

- Quả sấu, quả mơ, rét, thuốc lào, bánh chưng… ( Phương ngữ Bắc.)

khác âm? - Nhóm 1,2.

? ( c) Tìm các từ ở phương ngữ khác : đồng âm nhưng khác về nghĩa?

- Nhóm 3,4.

* Giáo viên làm mẫu mỗi câu một ví dụ, rồi cho học sinh trao đổi thảo luận, hết thời gian qui định cho các nhóm dán kết quả trên bảng phụ- nhận xét.

( Mỗi lần hai nhóm lên dán cùng một câu hỏi để dễ đối chiếu bổ sung.)

- Cuối cùng giáo viên chốt ý để học sinh ghi vào vở những từ tiêu biểu ở phần này. Về nhà sẽ tìm thêm.

? Qua các câu tìm hiểu ở trên: em có nhận xét gì về số lượng từ ngữ địa phương ở mỗi trường hợp?

-> Học sinh trả lời, giáo viên chốt lại ý ở phần ( I): Câu a,c ngữ liệu ít hơn rất nhiều so với câu b. Điều đó cho thấy sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương trong tiếng việt chủ yếu thể hiện qua việc dùng những vỏ ngữ âm khác nhau để biểu thị cùng một khái niệm. Chính vì thế mà tạo được sự phong phú về phương ngữ trên các vùng , miền của đất nước.

Từ đó chuyển ý sang ( II). C. Hoạt động 3: (14 phút). Giáo viên nêu câu hỏi:

? Vì sao các từ ngữ địa phương ở câu 1 a không có từ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân?

? Giáo viên nêu vấn đề: Qua đó, em có nhận xét gì về điều kiện tự nhiên- xã hội trên các miền, vùng của đất nước ta?

2. Tìm từ đồng nghĩa nhưng khác âm: Bắc Trung Nam Bố bọ ba, tía. Vào vô. Xa ngái xa. Ngô bắp bắp. Sắn mì Thìa muỗng Bát đọi chén. Về dìa…

3. Tìm các từ đồng âm nhưng khác nghĩa: ốm ( bệnh) - ốm ( gầy)

Hòm ( đồ đựng) - hòm ( quan tài) Thầy ( cha) - thầy ( giáo) Béo ( mập) - béo( ngọt) O ( cô) - o ( chữ).

II. Phân tích vai trò của từ ngữ địa phương:

1. Giải thích: Điều kiện tự nhiện- xã hội ở mỗi địa phương khác nhau. Vì thế chỉ có sự vật,

- Học sinh trả lời theo cách hiểu của mình. - Giáo viên minh họa làm rõ cho phần này bằng các ví dụ cụ thể ở ngoài đời sống.

? Xác định yêu cầu của bài tập 3 ở sgk?

( Tìm từ ngữ ở b và cách hiểu ở c được coi là từ toàn dân? )

-> Thảo luận theo bàn: 3 phút.

? Vậy : em hiểu từ toàn dân là gì? Và theo em phương ngữ nào được lấy làm chuẩn của tiếng việt?

- Học sinh giải thích về phương ngữ chuẩn của tiếng việt.

( Từ toàn dân thường là phương ngữ bắc bộ vì phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới đều lấy phương ngữ có tiếng thủ đô làm chuẩn- cụ thể là tiếng Hà Nội ở phương ngữ bắc ở Việt Nam.)

* Đọc đoạn thơ: “mẹ Suốt” và một ví dụ khác giáo viên cho thêm: chú ý đọc diễn cảm và chú ý các từ địa phương.

? Ở bài này: hãy tìm các từ ngữ địa phương và cho biết nó thuộc phương ngữ nào?

? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đó?

- Gọi hai học sinh lên bảng làm- có gọi nhận xét bổ sung , và giáo viên cho điểm cụ thể sau khi học sinh trả lời.

=> Giáo viên làm rõ tác dụng của từ địa phương ở bài này: góp phần thể hiện chân thực về một vùng quê và phù hợp với suy nghĩ, tích cách của nhân vật trên vùng quê ấy…đã làm tăng thêm sự sống động, gợi cảm trong các tác phẩm văn học nói chung.

4. T ổng kết : (5 phút).

1. Treo bảng phụ : Qua bài học, em hãy chọn

hiện tượng ở một địa phương nhất định.

2.Từ toàn dân: - Lợn. - Ngô. - Về… -> Thường là phương ngữ Bắc bộ. 3.Từ ngữ địa phương:

- Rứa, cớ răng, chi, mụ, tui..( Phương ngữ Trung.)

-> Tô đậm sắc thái địa phương.

các câu nào không nên dùng từ ngữ địa phương? Giải thích vì sao?

a. Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.

b. Khi làm bài tập làm văn.

c. Khi nói chuyện với người nước ngoài mới biết tiếng việt.

-> Học sinh lên đánh dấu và giải thích. - Không nên dùng: ở câu b,c.

2. Từ đó theo em, khi sử dụng từ ngữ địa phương ta cần chú ý điều gì?

- Chú ý vào tình huống giao tiếp khi sử dụng từ địa phương

-> Học sinh trả lời, giáo viên chốt ý tiết học và giáo dục các em ý thức sử dụng từ ngữ địa phương cho phù hợp: đặc biệt tránh lạm dụng từ địa phương quá nhiều sẽ gây khó hiểu, khi đó chúng ta cần tìm các từ toàn dân tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

5. Hướng dẫn học t ập : (2 phút).

* Đối với bài học ở tiết này:

- Học bài, tìm thêm ví dụ về từ địa phương. - Hoàn chỉnh các bài tập.

- Điền thêm một số từ ngữ, cách hiểu vào bảng đã lập ở lớp.

* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:

Xem lại các kiến thức về tiếng việt từ đầu năm đến nay để chuẩn bị cho tiết “ ôn tập” sau:

+ Xem lại lí thuyết đã học. + Cho ví dụ minh họa.

+ Xem lại cách thực hành: phương châm hội thoại, dẫn trực tiếp- gián tiếp, sự phát triển từ vựng, trau dồi vốn từ… . V.Ph ụ lục : (nếu cĩ). Bài 13: Tiết 64 Tuần 13:

Tập làm văn:

Một phần của tài liệu Bai 6 Chi em Thuy Kieu (Trang 186 - 191)

w