Sự chuyển hóa vị từ tƣ thế thành vị từ hành động

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 64)

Danh sách các vị từ tư thế như nằm, ở, ngồi, đứng, quỳ… trong tiếng Việt cũng

như trong bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới là một danh sách rất hạn chế. Khi kết hợp với từ chỉ hướng chúng có ý nghĩa chuyển thành một động tác (động).

ngồi – ngồi lên/ ngồi xuống/ ngồi sang/ ngồi vào

đứng – đứng lên/ đứng xuống/ đứng ra/ đứng vào/ đứng sang nằm – nằm ra/ nằm xuống/ nằm lên/ nằm vào

Việc xếp các vị từ này thuộc vào tiểu loại nào trong hệ thống vị từ tiếng Việt cũng là một vấn đề còn chưa thực sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn Nguyễn Thị Quy thì triệt để áp dụng cách phân loại của Dik, xếp chúng vào nhóm vị từ Tư thế với thông số [- động] [+ chủ ý], nhưng theo Cao Xuân Hạo, đó là một sự phân chia thiếu cân đối vì số lượng vị từ thuộc ô Tư thế không cân bằng với các ô còn lại. Số vị từ làm hạt nhân cho loại câu này (đứng, ngồi, nằm, quỳ, v.v. có thể đếm trên đầu ngón tay) không bằng được 0.2% số các vị từ làm hạt nhân cho các loại câu thuộc

61

các ô còn lại (hành động, quá trình và trạng thái). Cao Xuân Hạo đề xuất thay ô Tư thế (bậc hai) của Dik bằng loại quan hệ (mà Halliday (1985) coi như một trong ba loại “quá trình” lớn của ông, bên cạnh các “quá trình vật chất” và “quá trình tinh thần”), và đặt nó ngang hàng với loại Trạng thái trong cái loại lớn của những sự tình tĩnh được Dik gọi là Tình hình. Việc đề xuất như vậy nhằm tạo nên một lược đồ phân loại hệ thống vị từ tiếng Việt một cách vừa cân đối, trang nhã về hình thức, vừa chi tiết, đầy đủ về nội dung là một nỗ lực không thể phủ nhận. Tuy nhiên, xét về mặt ngữ nghĩa, rất khó có thể coi các vị từ đang xét là một tiểu loại thuộc vào nhóm các vị từ động được. Về bản chất, chúng không khác các vị từ trạng thái tình trạng [- động], [- nội tại], [- thường tồn] như đã miêu tả ở phần trước, chỉ khác ở thông số [+ chủ ý]. Như đã trình bày ở phần phân loại vị từ tiếng Việt, chúng tôi cũng gọi nhóm vị từ này là vị từ Tư thế và xếp chúng ngang hàng với các vị từ Trạng thái, thuộc lớp vị từ tĩnh biểu hiện một Tình hình.

Khả năng kết hợp của vị từ với từ chỉ hướng trong các tổ hợp kiểu này cũng hạn chế và nhiều khi có tính cố định rất cao. Các vị từ tư thế thường chỉ kết hợp với

các từ chỉ hướng lên, xuống, ra, vào. Các trường hợp còn lại kết hợp hạn chế hết sức

chặt chẽ, chẳng hạn, vị từ quỳ chỉ có thể đi với từ xuống tạo thành một vị từ chỉ động tác là “quỳ xuống” (khi đang ở tư thế ngồi hoặc đứng chẳng hạn). Hoặc không thể nói

nằm đi, ngồi đi, đứng đi, v.v.1 Vị từ tư thế không kết hợp với từ chỉ hướng đi, lại để

tạo thành một vị từ hành động. Nếu nói đứng lại thì ta hiểu là một động tác thể hiện

sự kết thúc một hành động hay quá trình có tiền giả định chẳng hạn đang chạy hay đang đi và nó có nghĩa là hành động đã kết thúc hay tạm dừng, sự tình chuyển từ động sang tĩnh.

Đáng chú ý là những vị từ chỉ tư thế vốn không mang tính chuyển tác như

đứng, nằm, quỳ, ngồi khi có từ chỉ hướng đứng sau sẽ tạo ra một kiểu câu trúc nghĩa khá đặc biệt. So sánh ngồi xuống với ngồi lên có thể thấy rằng ngồi xuống có tiền giả

định là “đang đứng” chẳng hạn, ngồi lên có tiền giả định là vốn ở trong tư thế nằm

chẳng hạn, như vậy có thể thấy cấu trúc nghĩa kinh nghiệm chung là “ngồi” là cái đích cần đạt đến, còn xuống, lên là những từ mang nghĩa vận động có hướng. Cấu trúc nghĩa đó có thể diễn đạt thành “xuống để mà ngồi” hoặc “lên để mà ngồi”. Nếu

so sánh với tiếng dậy trong ngồi dậy lại càng thấy rõ “dậy để mà ngôi”, mặc dù dậy

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)