1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây
3.4.2. Trƣờng hợp “đánh” và “làm”
Trong tiếng Việt có khá nhiều trường hợp ngữ pháp hóa. Nhìn từ góc độ từ
pháp học, có thể kể đến các trường hợp ngữ pháp hóa đối với danh từ như của, bằng,
trên, dưới, trong, ngoài; đối với tính từ như liền, vừa, mới, đã; đối với động từ như
cho, có, được, mất, và các động từ chuyển động như ra, vào, lên, xuống, đi, đến, lại,
về. Tuy nhiên trong cấu trúc gây khiến - kết quả thì hiện tượng này chủ yếu được thể
hiện thông qua hai vị từ “đánh” và “làm” như trong đánh đổ, đánh mất, đánh liều, v.v.; làm mất, làm hỏng, làm vỡ, v.v. Ví dụ:
(3.47) Một mối lo ngại bỗng nhiên đến ám ảnh tâm trí làm tan nát cái yên tĩnh tôi đã giữ gìn trong mấy năm nay. [TL, TNCL]
(3.48) Nàng chẳng sẽ làm tan hoang nhà cửa ra mất. [TL, TNCL]
(3.49) Phong cảnh đồng ruộng hai bên đường vùn vụt trốn lại sau như càng
làm xa cách chàng với cảnh thôn quê cũ. [TL, TNCL]
(3.50) Thành tựa như thấy trong lòng mưa bụi, buồn rầu và chán nản, một mối
buồn không sâu sắc nhưng êm đềm làm tê liệt cả tâm hồn. [TL, TNCL]
95
Các nét nghĩa của đánh và làm rất đa dạng. Như trong ví dụ trên, đánh vỡ một cái chén không có nghĩa là “đánh vào cái chén làm cho nó vỡ” mà là tác động lên nó (đối tượng) (chủ ý hay không chủ ý) làm cho nó vỡ.
Hai vị từ đánh và làm tham gia vào kết cấu gây khiến - kết quả phân tích tính. Khi chưa được “ngữ pháp hoá”, chúng có thể tham gia vào cả hai dạng của kết cấu gây khiến - kết quả là N1V1N2V2 và N1V1V2N2, hai dạng này có thể cải biến vị trí của V2 và N2 mà không làm thay đổi nghĩa của chúng. Song trên thực tế sử dụng ngôn ngữ có nhiều trường hợp không thể hoán đổi vị trí như vậy, vì như thế sẽ làm câu trở nên vô nghĩa hay vô lí. Ví dụ:
(3.52) Nó đánh vỡ cái cốc. (+)
(3.53) * Nó đánh cái cốc vỡ. (-)
Trong kết cấu đó, bao giờ đánh cũng ở vị trí V1 đóng vai trò là vị từ trung tâm. Khi bị “ngữ pháp hoá” các vị từ này đã đánh mất nghĩa từ vựng và chỉ có một dạng kết cấu N1V1V2N2. Làm không bị hạn chế trong kết cấu như thế, nó có thể tham gia vào cả kết cấu gây khiến - kết quả từ vựng tính và có thể hoán đổi vị trí trong kết cấu
dễ dàng hơn. Chẳng hạn cũng trong ví dụ trên, nếu vị từ gây khiến là làm, câu có thể
được diễn đạt là Nó làm vỡ cái cốc hay Nó làm cái cốc vỡ đều có thể chấp nhận được, dù cách nói thứ hai có thể không tự nhiên bằng. Lí do là bởi trong trường hợp này, khi V2 là một vị từ trạng thái chỉ một tính chất, tình trạng được tri nhận theo cảm quan chung là xấu, tiêu cực hoặc âm tính (vỡ, hỏng, nát, đổ, v.v.) thì hành động thường được đánh giá là không chủ ý. Sự phân biệt ở đây là, trong khi làm (vỡ) có thể
được hiểu là có hay không có chủ ý, thì đánh (vỡ) là hoàn toàn không có chủ ý, nó
biểu thị một hành vi, một hoạt động do sơ xuất, không may mà xảy ra.
Xét rộng hơn đối với trường hợp V2 là vị từ trạng thái chỉ một tính chất hay tình trạng được tri nhận là tốt, tích cực, dương tính hay các vị từ chỉ tình trạng trung tính, sự kết hợp của đánh và làm được đánh giá là tương đương nhau về mặt ngữ
nghĩa và tác động tình thái. Chẳng hạn đánh tơi/làm tơi (đất), đánh sạch/làm sạch,
đánh nhẵn/làm nhẵn, v.v.
Hai vị từ đánh và làm có khả năng chuyển hoá một vị từ tĩnh chỉ trạng thái thành vị từ động thể hiện một hành động hoặc một quá trình. Sự chuyển hoá nét nghĩa tĩnh sang động này của vị từ có liên quan mật thiết với dạng bị động của kết cấu mà nó tham gia.
96
(3.54) Đồ chơi bị hỏng rồi. (trạng thái) (bị động)
Nó làm hỏng đồ chơi rồi. (hành động) (chủ động)
(3.55) Khu vườn thơm ngát mùi hương hoa. (trạng thái)
Mùi hương hoa làm thơm ngát cả khu vườn. (quá trình)
Xét một trường hợp cụ thể về sự chuyển hóa của vị từ có sự hỗ trợ của yếu tố
gây khiến ngữ pháp hóa làm với mô hình:
[“làm” + vị từ trạng thái] => vị từ hành động chuyển tác
Tiêu chí phân tích Vị từ trạng thái Vị từ hành động chuyển tác
Thông số ngữ nghĩa [- động; - chủ ý; - tác động] [+ động; + chủ ý; + tác động] Ý nghĩa chỉ chung những tính chất và tình trạng của người hoặc vật chỉ một hành động có tác động đến một đối tượng làm cho nó thay đổi về một phương diện nào đó
Vai nghĩa Chủ thể của sự tình trạng
thái là vai nghiệm thể. Vai này biểu thị chủ thể đã trải nghiệm một trạng thái nào đó.
tác thể hoặc hành thể, biểu thị người hoặc vật gây ra hành động
Ví dụ nóng, mát, hỏng, căng, v.v. làm nóng, làm mát, làm
hỏng, làm căng, v.v.
Như vậy, ta có thể thấy một sự tình trạng thái và một sự tình hành động chuyển tác có sự khác biệt rõ ràng là ở tính chủ ý và tính tác động của nó. Một vị từ bản chất là vị từ trạng thái nhưng khi kết hợp với từ làm thì đã chuyển thành một vị từ hành động chuyển tác, tức là đã có những thay đổi về bản chất vị từ, về ý nghĩa sự tình và thậm chí là về vai nghĩa, về khả năng kết hợp.
3.5. Tiểu kết
Từ những vấn đề vừa trình bày ở trên, có thể thấy rằng cấu trúc gây khiến - kết quả là một trong những tiêu chí hình thức và ngữ nghĩa quan trọng để nhận diện sự chuyển hóa vị từ tĩnh sang vị từ động. Các vị từ gây khiến hay tạo tác và các yếu tố ngữ pháp hóa điển hình được xem như là những phương tiện hỗ trợ sự chuyển hóa của vị từ.
97
Do bản chất ngữ nghĩa-ngữ pháp phức tạp của kiểu kết cấu này, chúng tôi dành một phần khá lớn dung lượng để nhắc lại một số vấn đề lí thuyết có liên quan, trong đó có việc nhận diện kiểu kết cấu này, phân biệt nó với các kiểu kết cấu khác tương đối giống về mặt hình thức. Đặc điểm của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt cũng được trình bày lại một cách hệ thống đi từ đặc điểm ngữ nghĩa đến ngữ pháp. Ngoài việc phân biệt hai kiểu chính của loại kết cấu này là từ vựng tính và phân tích tính, chúng tôi cũng tiến hành phân loại chi tiết hơn dựa vào đặc điểm cú pháp.
Kết quả chính của chương này là khảo sát sự chuyển hóa của vị từ khi tham gia vào kết cấu gây khiến - kết quả. Chúng tôi phân tích vai trò của vị từ trung tâm trong kết cấu này và lần lượt đi vào các trường hợp chuyến đổi ý nghĩa từ tĩnh sang động của các vị từ đó trên các phương diện biến đổi tính chất vật lí và biến đổi trạng thái, tính chất của đối tượng. Trong từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau như tính [tác động], [chủ ý], căn cứ vào vai nghĩa của các tham tố, số lượng diễn tố, v.v. mà có thể xác định vị từ chuyển hóa thuộc về lớp vị từ nào. Kết quả phân tích cho thấy, ở kết cấu gây khiến - kết quả, phần lớn vị từ tĩnh (trạng thái) có khả năng chuyển hóa thành kiểu vị từ quá trình hữu tác chuyển thái hoặc kiểu vị từ hành động [+ tác động] bao gồm cả tạo tác, hủy diệt hay chuyển trạng thái của đối tượng. Cuối cùng, chúng tôi phân tích con đường ngữ pháp hóa của trường hợp từ
làm và đánh trong kết hợp với vị từ tĩnh để chuyển hóa thành vị từ động. Phương thức chuyển hóa với các yếu tố ngữ pháp hóa khác có thể được mô tả tương tự.
98
CHƢƠNG 4