Đặc trƣng ngữ nghĩa và khả năng kết hợp với các vị từ tĩnh a rồ

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 113)

1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây

4.3.2.1. Đặc trƣng ngữ nghĩa và khả năng kết hợp với các vị từ tĩnh a rồ

a. rồi

Rồi biểu thị điều vừa nói đến đã được thực hiện thuộc về thời gian đã qua. Rồi

khi kết hợp với vị từ [- động] chỉ trạng thái, tính chất, tình trạng, có tư cách là yếu tố mở rộng về phía sau của vị từ. Đáng chú ý là khi đi với các vị từ chỉ hành động vật lí,

rồi có thể có nghĩa như xong, thì với tư cách yếu tố mở rộng về phía sau của các vị từ chỉ tính chất, tình trạng (thể trạng hoặc vật trạng), tâm lí, tri giác, rồi không thể có

nghĩa như xong, mà bao giờ cũng là ý nghĩa “kết thúc giai đoạn chuyển vào trạng thái

mới” hoặc “hoàn thành sự bắt đầu trạng thái hiện đương”, gọi gọn là có nghĩa “bắt đầu”, một thứ nghĩa chỉ thời gian. Hơn nữa, với sự xuất hiện của rồi ở phía sau, các vị từ trạng thái có được thêm ý nghĩa về tính động ở cương vị vị tố của mình. Ví dụ:

(4.65) Lúa chín vàng rồi.

(4.66) Nó bị ốm rồi.

(4.67) Thằng bé ngủ rồi.

Trong ví dụ (4.65), rồi có ý nghĩa kết thúc một giai đoạn chỉ tính chất có trước thời điểm nói, khác với tính chất trong thời điểm nói. Câu đó có thể có tiền giả định

lúa đã kết thúc giai đoạn xanh, chuyển sang giai đoạn chín. Rồi trong câu (4.66) và

(4.67) cho biết một sự hoàn thành, chuyển từ trạng thái tình trạng ban đầu là khoẻ mạnh chuyển sang tình trạng ốm, từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ.

Các vị từ [- động] khi kết hợp với rồi ở phía sau còn có ý nghĩa chỉ đặc trưng diễn tiến của trạng thái tính chất, tình trạng và có thêm tính [+ động].

b. Vị từ [- động] trong kết cấu “đã … rồi”có thể được biểu hiện cụ thể như sau:

i. đã + vị từ [- động] Than trong lò đã đỏ

ii. vị từ [- động] + rồi Than trong lò đỏ rồi

110

Như vậy, với các vị từ [- động] chỉ trạng thái, tính chất, tình trạng, đã rồi

cho biết rằng cái sự thể tĩnh do vị từ hạt nhân biểu thị bắt đầu có trước thời điểm phát ngôn được lấy làm mốc, và vẫn tiếp tục tồn tại sau đó nữa. Những vị từ [- động] chỉ trạng thái được tri giác như có sự khởi đầu mà không có kết thúc, hoặc chỉ có kết thúc khi nào chủ thể thôi không còn tồn tại nữa: già, yếu, lớn, cũ, cổ, xưa, biết, hiểu, quên, chín, nhừ, nát, nẫu, v.v.

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)