Cấu trúc gây khiến-kết quả trong tiếng Việt 1 Về khái niệm cấu trúc gây khiến kết quả

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 82)

1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây

3.1. Cấu trúc gây khiến-kết quả trong tiếng Việt 1 Về khái niệm cấu trúc gây khiến kết quả

3.1.1. Về khái niệm cấu trúc gây khiến - kết quả

Đến nay đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về cấu trúc gây khiến - kết quả đáng chú ý là: McCawley (1968), William Frawley (1992), Talmy (1988), Lewis (1973), Jae Jung Song (1991, 2001, 2005), Anna Wierzbicka (1987, 1988, 1996, 2006), Cliff Goddard (1997, 1998, 2005), Jasper Holmes (1999). Nguồn ngữ liệu nghiên cứu có thể là tiếng Anh hoặc nhiều ngôn ngữ khác, với các cách tiếp cận khác nhau, trong đó có nổi bật là (i) cách tiếp cận theo hướng lôgíc học, (ii) cách tiếp cận theo hướng ngữ nghĩa, (iii) cách tiếp cận theo hướng chức năng, và (iv) cách tiếp cận theo hướng loại hình.

Xét về mặt nghĩa biểu hiện, cấu trúc gây khiến - kết quả là cấu trúc bao gồm hai sự kiện nguyên nhân và kết quả. Về mặt thời gian, sự kiện nguyên nhân phải xảy ra trước sự kiện kết quả, về mặt lô gích, việc xảy ra sự kiện kết quả phụ thuộc hoàn toàn vào sự kiện nguyên nhân, có nghĩa là mối liên hệ của hai sự kiện phải nằm trong phạm vi cho phép người nói suy luận rằng sự kiện kết quả không thể xảy ra ở thời điểm mà sự kiện nguyên nhân chưa xảy ra.

Trong Việt ngữ học, một số tác giả như Nguyễn Kim Thản (1977, 1999), Cao Xuân Hạo và Nguyễn Thị Quy (1995), Nguyễn Minh Thuyết (1998), Nguyễn Văn Hiệp (1998), Diệp Quang Ban (2005) cũng đã sơ bộ đề cập đến cấu trúc này khi nghiên cứu về động từ và cấu trúc câu tiếng Việt.

Nguyễn Kim Thản (1977) có lẽ là người đầu tiên đề cập đến các vị từ gây khiến - kết quả trong công trình về động từ trong tiếng Việt. Theo các cách và các bước phân loại của tác giả thì các vị từ gây khiến - kết quả nằm ở hai tiểu loại động từ đa phương và động từ đơn phương.

+ động từ đa phương [+lại, +hướng, -mức]: bay, bế, bò, chạy, đuổi, ném, nhìn, v.v.

+ động từ đơn phương [nt]: cởi, chụm, nâng, bịt, nghịch, đùa, tham dự, can thiệp, cãi, đáp, v.v.

Một cách phân loại khác của tác giả căn cứ vào sự chi phối của động từ với đối tượng hay chủ thể của hành động, kết quả cho chúng ta ba loại động từ: ngoại hướng, trung tính và nội hướng. Trong đó vị từ gây khiến - kết quả thuộc nhóm động từ ngoại

79

hướng. Đây là nhóm động từ tác động, biểu thị những hành động làm cho đối tượng thay đổi về trạng thái hay vị trí, tính chất.

Phạm Hữu Quỳnh (2001) cũng có đồng quan điểm khi cho rằng động từ gây khiến - kết quả giống như động từ ngoại hướng, hoạt động của nó chi phối hoặc hướng vào đối tượng nhưng với ý nghĩa khuyên bảo, cho phép hay ngăn cản hoạt động của đối tượng.

Diệp Quang Ban (2005) cũng đề nghị một hệ thống phân loại khá chi tiết các động từ và theo đó thì các vị từ gây khiến - kết quả thuộc vào nhóm động từ ngoại

động (đòi hỏi thực từ đi kèm) biểu thị đối tượng tác động như đốt (cháy), bắt (giam),

bóp (nát). Nhóm động từ này chỉ hoạt động tác dụng lên một đối tượng khác một cách trực tiếp làm hình thành, biến đổi, tiêu huỷ đối tượng ấy.

Xung quanh vấn đề này có thể thấy những phân tích của các nhà ngữ pháp theo đường hướng chức năng như Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Quy, quan điểm của họ chúng tôi đã đưa ra ngay từ đầu trong phần cơ sở lí thuyết.

Nhìn chung, mặc dù có nhiều quan điểm và những đường hướng nghiên cứu khác nhau, nhưng có thể thống nhất cho rằng kết cấu gây khiến - kết quả bao gồm hai sự kiện: sự kiện nguyên nhân và sự kiện kết quả, giữa hai sự kiện có mối liên hệ với nhau. Trong đó, sự kiện nguyên nhân chỉ đối tượng gây ra hành động làm một việc gì đó dẫn đến sự kiện tiếp theo: sự kiện kết quả. Sự kiện kết quả thể hiện một sự biến đổi nhất định nào đó của sự vật, hiện tượng do sự việc nguyên nhân gây ra.

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)