Sự biến đổi về tình trạng, tính chất của sự vật

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 95)

1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây

3.3.2.2. Sự biến đổi về tình trạng, tính chất của sự vật

Quan sát các ví dụ sau:

(3.38) “Lạy chị phù hộ cho em để em vét sạch túi chúng nó”. [NHT, TN]

(3.39) Bất giác bàn tay tôi xiết chặt lại, linh tính báo rằng tôi sẽ chứng kiến một việc chẳng lành. [NHT, TN]

(3.40) Để có nàng tôi buộc phải sống kiếp sống của kẻ khổ sai lưu đầy, tôi buộc phải vắt kiệt tôi đến chết. [NHT, TN]

(3.41) Tôi cắn chặt răng để cho khỏi oà khóc. [NHT, TN]

(3.42) Bàn tay như sắt bóp chặt xoay nàng lại. [TL, TNCL]

Vét sạch, xiết chặt, vắt kiệt, cắn chặt trong các ví dụ trên cung cấp cho ta một thông tin về ngữ pháp và ngữ nghĩa của kiểu kết cấu này. Những tổ hợp này có ý nghĩa chỉ quá trình hơn là chỉ hành động. Quá trình được “hình thành” cũng do một vị từ hành động (V1) kết hợp với một vị từ trạng thái (V2) tạo thành kết cấu gây khiến -

kết quả trong đó không có một chủ thể nào có chủ ý. V1 đóng vai trò vị từ trung tâm

đồng thời là vị ngữ của kết cấu gây khiến - kết quả, có đặc trưng [+ động] [+ chủ ý]. V2 là vị từ trạng thái [- động] [- chủ ý]. Vị từ quá trình được đánh dấu bằng các thông

số [+ động][- chủ ý] [+chuyển tác] do một vị từ tĩnh chuyển hoá thành như rộng

mở rộng, hẹp thu hẹp, đều khuấy đều, kín ủ kín, v.v.

Theo Cao Xuân Hạo, có những quá trình trong đó một vật vô tri gây một tác động thay đổi trạng thái hay vị trí của đối tượng khác, hoặc huỷ diệt đối tượng đó đi. Đó là những quá trình chuyển tác có hai diễn tố, trong đó diễn tố thứ nhất, chủ thể của sự tác động, được gọi là lực. Một trận gió mở tung cánh cửa, một trận động đất

92

huỷ diệt một thị trấn, sét đánh một cây cao, điện giật môt người là những quá trình như thế.

Gió mở tung cửa sổ

Diễn tố 1: lực Quá trình Diễn tố 2: đối thể

Cao Xuân Hạo cũng lưu ý cần phân biệt những câu chỉ loại quá trình này với

những câu như Chìa khoá này mở cửa kho, trong đó mở là một hành động, mà lại do

một hành thể ẩn thực hiện, trong khi chìa khoá là một công cụ, chứ không phải một

lực (một sức mạnh tự nhiên, vô tri, không chủ động).

Chìa khoá này mở cửa kho

Chu tố: công cụ Hành động Diễn tố 2: đối thể

Ở đây cần nói thêm về tính [tác động] như là một tiêu chí ngữ nghĩa quan trọng để xác định vị từ chuyển hóa trong cấu trúc gây khiến - kết quả thuộc vào lớp vị từ nào. Ở đây, tác động hay không tác động được hiểu là có làm hay không làm cho đối tượng bị tác động có sự thay đổi khác biệt so với trước khi biến cố xảy ra. “Tác động đến một đối tượng có nghĩa là làm cho đối tượng đó thay đổi về một phương diện nào đó, nghĩa là có một cái gì khác trước khi bị tác động đến” [91, tr.78]. Sự thay đổi của đối tượng có thể là sự thay đổi về vị trí, tư thế, trạng thái, hay quyền sở hữu, sự bắt đầu hay sự kết thúc của đối tượng. Và như vậy, “tác động” không có nghĩa là “tạo ra ảnh hưởng”. Vì bất cứ sự kiện nào cũng có thể gây ảnh hưởng cho một ai đó nhưng không phải lúc nào cũng tác động vào một đối tượng nào đó. Đây cũng là tiêu chí mà Nguyễn Thị Quy đã sử dụng khi phân biệt vị từ hành động hữu

tác và vị từ hành động vô tác. Theo tác giả, “tiêu chí hình thức cho phép nhận ra ý

nghĩa tác động là khả năng làm trung tâm cho những kết cấu gây khiến-kết quả” của

các vị từ hành động biểu thị sự “tác động vào một đối tượng đang tồn tại, làm cho nó

có sự thay đổi” [91, tr.80] và khả năng làm trung tâm cho những kết cấu hoàn thành tạo tác của các vị từ hành động biểu thị sự tác động làm huỷ diệt hay tạo ra đối tượng.

Kết cấu gây khiến-kết quả là những kết cấu như “bẻ gãy x, uốn cong x, đốt cháy x,

nuôi sống x, đè bẹp x, căng thẳng x, lau sạch x, bôi bẩn x,… trong đó x là một danh ngữ chỉ đối tượng bị tác động, còn vị từ thứ hai (đi trước hoặc đi sau nó) chỉ kết quả của hành động đối với đối tượng, tức cái trạng thái mới của đối tượng sau khi bị tác động” [91, tr.80]. Kết cấu này có thể khúc giải lại như sau: bẻ gãy x = bẻ x làm cho nó gãy, uốn cong x = uốn x làm cho nó cong, v.v. Kết cấu hoàn thành tạo tác có “cấu trúc hình thức tương tự như các kết cấu gây khiến” và “vị từ thứ hai chỉ sự hoàn thành

93

của hành động tạo tác hay huỷ diệt. Vị từ thứ hai này có thể là một trong các vị từ ra, nên, thành dùng cho các vị từ tạo tác, và đi, mất, hết, sạch dùng cho các vị từ huỷ diệt” [91, tr.80]. Tuy nhiên, theo chúng tôi, kết cấu hoàn thành tạo tác mà Nguyễn Thị Quy nêu ra chỉ là một trường hợp đặc biệt của kết cấu gây khiến-kết quả. Thực vậy, về mặt hình thức, chính bà cũng thừa nhận kết cấu hoàn thành tạo tác có cấu trúc hình thức tương tự như kết cấu gây khiến-kết quả. Sự khác biệt giữa chúng chỉ là sự khác biệt về nội dung ngữ nghĩa mà vị từ thứ hai biểu thị. Tuy nhiên, theo chúng tôi, đặc điểm ngữ nghĩa của các vị từ thứ hai trong kết cấu hoàn thành tạo tác mà Nguyễn Thị Quy nêu ra xét cho cùng thì cũng chỉ là một trường hợp cụ thể của các vị từ thứ hai trong kết cấu gây khiến-kết quả, đó cũng chỉ là một trạng thái mới của đối tượng sau khi bị tác động.

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 95)