Những trƣờng hợp vị từ tĩnh không thể kết hợp với từ chỉ hƣớng

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 79)

1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây

2.6.3. Những trƣờng hợp vị từ tĩnh không thể kết hợp với từ chỉ hƣớng

Trong khi khảo sát mô hình kết hợp “vị từ tĩnh + từ chỉ hướng” như một phương thức chuyển hóa từ tĩnh sang động của vị từ tiếng Việt, chúng tôi ghi nhận những trường hợp không có khả năng tham gia vào kiểu tổ hợp này như sau:

- Vị từ trạng thái tuyệt đối biểu thị tính chất, trạng thái “bất biến”, cố hữu,

không thể tăng/giảm hay so sánh như sống, chết, riêng, chung, đực, cái, mù, ngọng,

chéo, v.v.

- Các từ mô phỏng âm thanh như: boong, cầm cập, v.v.

- Các từ mô phỏng hình ảnh: cánh sẻ

- Các từ chỉ tâm trạng, trạng thái, cảm giác âm tính của con người như: buồn,

buồn bã, buồn bực, buồn cười, buồn hiu, buồn nôn, buồn ngủ, buồn phiền, buồn rầu, buồn rười rượi, chán, chán nản, nhục, nhục nhã, v.v.

- Các từ có nghĩa khái quát: bức bối, cả gan, cả nể, cả nghĩ, cả thẹn, v.v.

- Các từ thông tục, khẩu ngữ: cà gỉ, cà khổ, cà mèng, cà lơ, cà trớn, cách rách, cao giá, cáo (cáo già), cặp díp, cắt cổ, cấm cảu, cấm cẳn, cập rập, chày cối, chắc dạ, chắc lép, v.v.

76

- Các từ phương ngữ: cà tàng, cà thọt, cà trớn, v.v.

- Các từ ít dùng hoặc kết hợp hạn chế: cả, cành, cận, chạ, chang, chay, chay tịnh, v.v.

- Các từ có tính chuyên môn, thuật ngữ: cầu (chỏm cầu, gương cầu), v.v.

Các trường hợp trên thường có đặc điểm chung là: a) Không thể kết hợp với

các từ chỉ mức độ như hơi, khá, lắm, quá, cực, rất, v.v. và b) Không có hình thức so

sánh bằng, hơn/kém, cực cấp tương đối.

2.7. Tiểu kết

Chương này luận văn tập trung khảo sát sự chuyển hoá từ vị từ tĩnh thành vị từ động trong các kết cấu có từ chỉ hướng trong tiếng Việt. Trước hết, về tổng quan, kiểu tổ hợp này chứa đựng những vấn đề kinh điển thuộc lí thuyết cần phải được bóc tách như về hệ thống phân loại vị từ, về chức năng - hoạt động của nhóm từ chỉ hướng. Trong quá trình tổng hợp các ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, chúng tôi cũng đưa ra những quan điểm, nhận định riêng, phê bình, thảo luận về vấn đề và cuối cùng lựa chọn một đường hướng thích hợp theo quan điểm ngữ pháp chức năng để biện giải hiện tượng được khảo sát.

Bằng việc quan sát nhiều ví dụ khác nhau về các kiểu kết hợp của vị từ tĩnh với từ chỉ hướng, các con đường chuyển hóa bước đầu được xác lập là (i) chuyển từ vị từ trạng thái sang vị từ quá trình và (ii) chuyển từ vị từ tư thế thành vị từ hành động. Đi vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào các đặc trưng ngữ nghĩa – cú pháp của vị từ, các xu hướng và kết quả chuyển hóa lại được phác họa rõ nét hơn. Tuyệt đại đa số các vị từ tính chất, tình trạng chung và các vị từ tri nhận, tri giác, tâm lí-cảm giác chuyển hóa thành các VTQT vô tác chuyển thái, còn các vị từ tư thế (trong đó tính cả những vị từ chỉ một cử động/động tác nhỏ liên quan đến các bộ phận cơ thể ngoài những vị từ tư thế điển hình) thì chuyển hóa thành vị từ hành động vô tác. Ngoài ra trong mỗi trường hợp, các thông số ngữ nghĩa, vai nghĩa của các tham thể, số lượng các diễn tố, v.v. còn cung cấp cho chúng ta những thông tin quan trọng về ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ chuyển hóa. Các thông số ngữ nghĩa được dùng làm tiêu chí phân loại vị từ và phân loại sự chuyển hóa ngoài các thông số cơ bản là [động] và [chủ ý], có thể kể đến các thông số quan trọng khác như tính [tác động], [di chuyển], [mục tiêu], [hướng], [đích], [kết quả], [hoàn thành], [biến đổi], [điểm tính], [thời lượng], v.v.

Chúng tôi thừa nhận rằng việc tách ra miêu tả hai con đường chuyển hóa cơ bản của vị từ trạng thái và vị từ tư thế, xét về bố cục là thiếu cân đối vì số lượng các

77

vị từ tư thế chỉ chiếm chưa đến 1% tổng số các vị từ tĩnh. Nhưng bản chất của hệ thống phân loại vị từ vốn là không cân đối. Hơn nữa, xét cho cùng thì cái mà chúng ta quan tâm là tìm xem có những hình thức chuyển hóa nào, được biểu hiện như thế nào trong ngôn ngữ, chứ không phải là hướng đến một biểu đồ phân bố hài hòa, đẹp mắt. Cuối cùng, không thể không dành một dung lượng đáng kể về ý nghĩa của nhóm từ chỉ hướng, đánh giá khả năng và tác động tình thái khi kết hợp với vị từ tĩnh trong vai trò hỗ trợ sự chuyển hóa thành vị từ động.

Với nỗ lực nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đa chiều, tập trung vào ngữ nghĩa nhưng không xem nhẹ cú pháp, chúng tôi dành thêm một phần nhỏ ở cuối chương tổng kết những ghi nhận khác về khả năng kết hợp của vị từ tĩnh với từ chỉ hướng. Theo đó, tổ hợp được khảo sát có khả năng tham gia vào kết cấu gây khiến từ vựng tính, khả năng làm khung đề (trong cấu trúc Đề - Thuyết), khả năng có sự tham gia của yếu tố cực cấp (chỉ mức độ cao) của vị từ nhấn mạnh ý nghĩa cách thức của hành động hay đặc điểm, tốc độ diễn tiến và kết quả của quá trình. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng liệt kê những trường hợp các vị từ tĩnh không thể kết hợp với từ chỉ hướng nói chung, nhằm đưa ra nhận xét về tiêu chí hình thức ngữ pháp của kiểu tổ hợp này.

78

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)