Vai nghĩa của tham thể trong sự chuyển hóa của vị từ

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 69)

1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây

2.5.2. Vai nghĩa của tham thể trong sự chuyển hóa của vị từ

Có thể bắt đầu bằng việc xem xét, so sánh một số câu sau đây:

(2.53) Sáng dậy, anh ấy liền mở cửa ngôi nhà cho không khí thoáng đãng.

(2.54) Gió mạnh mở toang cánh cửa ngôi nhà.

(2.55) Cánh cửa ngôi nhà bỗng mở ra.

(2.56) Ngôi nhà ấy, cửa mở ra hướng nam.

Cả bốn câu đều có vị từ mở, nhưng sự tình mà nó biểu hiện xét theo tiêu chí [± chủ ý] và [± động] lại có thể là những loại hình sự tình khác nhau, do đó vai nghĩa của các danh từ, ngữ danh từ biểu hiện các tham thể cũng thay đổi.

Trong (2.53), ta có một sự tình hành động, vị tố mở ở đây mang đặc trưng [+

động, + chủ ý]. Đó là hành động của một chủ thể có ý thức (anh ấy) và mang tính

động. Điều ấy bộc lộ ở sự hiện diện của từ ngữ chỉ chủ thể hành động, của những yếu tố chỉ sự chuyển tiếp của tình huống (như chỉ độ biến đổi: ngay, bỗng, liền, tức khắc, dần dần, bắt đầu, từ từ, thôi,…), ở khả năng dựng trong câu những yếu tố chỉ sự chủ ý của chủ thể (muốn, định, cố ý, toan, …), những từ ngữ biểu hiện vai nghĩa mục đích, hay công cụ hành động. Với vị tố hành động mở trong câu (2.53), thì anh ấy đóng vai thể hành động, còn cửa ngôi nhà đóng vai thể đối tượng, cho không khí thoáng đãng đóng vai thể mục đích.

Trong (2.54), mặc dầu vị từ vẫn là mở nhưng sự tình mà nó biểu hiện đã mang

một đặc trưng khác [- chủ ý], đặc trưng này thể hiện ở chỗ gió không phải là chủ thể

có ý thức và phản ứng âm tính với việc dùng từ ngữ chỉ ý định (muốn, toan, định…)

cạnh vị từ (trừ khi muốn nhân cách hóa gió), tuy đặc trưng thứ hai vẫn là [+ động], có

thể nói Gió mạnh lập tức mở toang cánh cửa ngôi nhà. Đây là loại sự tình quá trình

với hai vai nghĩa được xác định có phần khác: một vẫn là thể đối tượng (cánh cửa ngôi nhà) nhưng vai nghĩa thứ hai (gió) chỉ vật vô tri vô ý thức gây ra một quá trình tác động đến vật khác, có thể gọi là thể lực tác động.

Trong (2.55), vị từ cũng vẫn là mở và có thể xác định sự tình vẫn là sự tình quá trình (tuy không tác động đến đối tượng khác) với hai đặc trưng [+ động, - chủ ý],

nhưng tham thể thứ nhất (cánh cửa) không đóng vai thể lực tác động mà đóng vai thể

động (biểu hiện một thực thể - không nhất thiết là vật hữu thức, có thể là vật vô thức – trải qua một quá trình động).

66

Đến trường hợp (2.56) thì có một sự chuyển hóa lớn hơn: mở không còn biểu

hiện một hành động hay quá trình mà biểu hiện một trạng thái – sự tình mang đặc trưng [- động, - chủ ý]. Điều đó thể hiện ở chỗ trong câu không thể có những từ ngữ chỉ thể hành động, hay thể động, cũng không thể có những yếu tố chỉ sự chủ ý của chủ thể, hay chỉ mục đích, chỉ công cụ hành động như câu (2.53), hoặc không thể có

từ ngữ chỉ độ biến đổi (như bỗng, thoắt, từ từ, dần dần…). Sự chuyển hóa của vị từ

sang ý nghĩa trạng thái (đặc trưng thường tồn của cửa ngôi nhà, từ khi người ta làm nhà) cũng sẽ đổi vai của các tham thể: cửa không còn đóng vai thể đối tượng mà

chuyển sang vai nghĩa thể mang trạng thái, đặc điểm. Sau vị từ mở không thể có từ

ngữ đóng vai thể đối tượng.

Xem xét tiêu chí vai nghĩa (từ thể hiện vai nghĩa được in đậm) trong các câu sau đây:

(2.57) Con cò đứng bằng một chân. (Vai Công cụ/ Phương tiện)  [- động] (2.58) Cái tủ đứng ở góc phòng. (Vai vị trí)  [- động]

(2.59) Nó đứng trên bàn. (Vai Vị trí)  [- động]

(2.60) Nó đứng lên bàn. (Vai Đích đến + Hướng)  [+ động]

Trong các ví dụ trên, vị từ trung tâm đều là đứng nhưng vai nghĩa của các tham thể trong sự tình biểu hiện những ý nghĩa khác nhau. Vị từ đứng trong câu (2.57) và (2.59) là vị từ tư thế, trong câu (2.58) là vị từ tồn tại, còn trong câu (2.60) lại là vị từ hành động. Chỉ có trong câu chỉ sự tình hành động mới có vai Đích đến và trong trường hợp này là có yếu tố chỉ hướng.

Vai nghĩa của tham thể trong sự chuyển hóa từ vị từ trạng thái thành vị từ quá trình cũng có sự thay đổi. Những vị từ chỉ trạng thái thường là những vị từ đơn trị, và câu chỉ trạng thái thường là câu một diễn tố. Diễn tố này chỉ chủ thể mang tính chất hay trạng thái, chủ thể đang ở trong tình trạng được biểu thị, gọi là Tỉnh thể hay Đương thể (carrier). Nhưng khi vị từ trạng thái có sự chuyển hóa thành vị từ quá trình, thì diễn tố chỉ chủ thể trải qua quá trình đó được gọi là Quá thể. Ví dụ, trong câu Cô ấy đẹp thì cô ấy là Đương thể, đẹp là vị từ trạng thái, còn trong câu Dạo này cô ấy đẹp ra thì cô ấy là Quá thể, vị tố đẹp ra thể hiện một quá trình vô tác chuyển thái. Ở đây có sự khác nhau giữa diễn tố duy nhất của câu chỉ trạng thái và câu chỉ quá trình. Trong câu chỉ quá trình cũng thường xuất hiện những ngữ đoạn chỉ thời - thể hay các trạng từ chỉ thời gian (dạo này).

Như thế, cùng một vị từ (không hề có sự khác biệt về hình thức ngữ âm của bản thân nó) có thể chuyển hóa để biểu hiện những sự tình thuộc các loại khác nhau.

67

Mỗi loại vị tố mang những đặc trưng khác nhau theo hai tiêu chí [± động] và [± chủ ý]. Khi có sự chuyển hóa, sự thay đổi ngữ nghĩa của vị từ kéo theo sự chuyển đổi các chức năng nghĩa (vai nghĩa) của các tham tố bao quanh vị từ hoặc ngược lại, chính khả năng có mặt của các loại vai nghĩa khác nhau của các tham thể xung quanh vị từ là dấu hiệu nhận biết sự chuyển hóa của vị từ ấy. Trong sự chuyển hóa như thế của vị từ, các tham thể xoay quanh vị tố tuy vẫn được biểu hiện bằng cùng những danh từ, cụm danh từ hay đại từ nhưng đã đóng các vai nghĩa khác nhau. Đó chính là sự khác biệt của các loại sự tình, cũng là sự khác biệt của các cấu trúc vị từ - tham thể.

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)