Về khái niệm sự tình và các tiêu chí phân loạ

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 26)

KCVN hạt nhân bao gồm những ngữ định danh chỉ các thực thể trong một thế giới nào đó, những vị từ chỉ thuộc tính của các thực thể hay quan hệ giữa các thực thể ấy. KCVN hạt nhân là một chỉnh thể chỉ định một tập hợp các sự tình, trong đó, mỗi sự tình được xác định bằng cái thuộc tính hay quan hệ cụ thể được chỉ định bằng vị từ (mà các vị từ này) đặc trưng cho thực thể hoặc các thực thể mà ngữ định danh biểu thị. Thuật ngữ “sự tình” được dùng theo nghĩa rộng của “cái có thể là tình huống trong một thế giới nào đó”. Sự tình có thể được chia thành nhiều kiểu khác nhau, tuỳ vào những thông số phân biệt mà nó có.

Trong thời gian khoảng hai chục năm gần đây, người ta đã chứng kiến cố gắng của những nhà ngôn ngữ học theo trường phái chức năng trong việc dùng các tiêu chí ngữ nghĩa, mà họ gọi là các tham số ngữ nghĩa (semantic parameters) để phân loại các kiểu sự tình (typology of SoA). Theo đó, các tham số ngữ nghĩa được coi là quan trọng nhất như tính [động], [chủ ý], [hữu kết], [nhất thời] được dùng như những tiêu chí để phân loại sự tình thành các kiểu loại như: hành động, trạng thái, biến cố, tư thế, quan hệ. Tùy theo mức độ chi tiết, các nhà ngôn ngữ học còn dùng nhiều tham số ngữ nghĩa khác như tính [chuyển tác], [nội tại], [định vị], [thường tồn], [thể chất], v.v.

23

Hiển nhiên, càng sử dụng nhiều tham tố ngữ nghĩa thì kết quả phân loại sự tình sẽ càng chi tiết, phức tạp. Ở đây, liên quan đến đề tài, chúng tôi quan tâm chủ yếu đến hai thông số được coi là quan trọng và căn bản nhất mà hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận là tính [động] và tính [chủ ý].

Theo thông số động, Dik phân biệt các sự tình độngtĩnh mà ông gọi là

không động. Một sự tình tĩnh là một sự tình không bao hàm bất kỳ sự biến đổi nào, tức là những thực thể không đổi ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt thời gian tồn tại của sự tình, ví dụ: The book is red (Cuốn sách màu đỏ) và John remained in the house

(John vẫn ở trong nhà). Ngược lại, một sự tình động là một sự tình trong đó ít nhiều

bao gồm sự chuyển biến từ tình huống này sang tình huống khác, ví dụ: John opened

the door (John mở cửa) và The tree fell down (Cây đổ). Dik gọi sự tình tĩnh là “tình huống” (Situation) và sự tình động là “biến cố” hay “sự kiện” (Event)

Dấu hiệu phân biệt sự tình [+ động] với sự tình [- động] là khả năng của chúng dung nạp các ngữ đoạn chỉ tốc độ diễn tiến của sự tình. Chẳng hạn, trong tiếng Anh, chỉ có sự tình [+ động] có thể kết hợp với những ngữ đoạn như “quickly”. So sánh:

(1.9) John opened the door quickly (John đã mở cửa một cách nhanh chóng).

Trong khi đó sự tình [- động] không có khả năng này:

(1.10) *John was sitting on his father’s chair quickly (*John đang ngồi ở cái

ghế của bố mình một cách nhanh chóng).

Những trường hợp như Quickly, John was sitting on his father’s chair được giải thích là: ngữ đoạn “quickly” không phải cho biết tốc độ diễn biến của sự tình mà là khoảng thời gian trước thời điểm mà sự tình được xác lập, tức định vị sự tình trong tham chiếu với một điểm nào đó (dẫn theo S. Dik 1989, 91- 92).

Cắt ngang qua sự phân biệt giữa tình huống và sự kiện/biến cố là một sự phân biệt mà Dik dùng để liên hệ với thông số [chủ ý]. Một sự tình được gọi là [+ chủ ý] khi được thực hiện bởi một chủ thể có khả năng quyết định sự tình có xảy ra hay không, hay nói một cách khác khi chủ thể là người kiểm soát được sự tình. Ngược lại, một sự tình được coi là [- chủ ý] khi chủ thể không có khả năng này. Trở lại với ví dụ

trên, John opened the door John remained in the house, John là kẻ quyết định sự

tồn tại của các sự tình được mô tả. John có thể quyết định không mở cửa, hay không

ở lại trong nhà. John là kẻ chủ ý của sự tình được biểu thị trong các ví dụ trên. Và trong các ví dụ The book is red The tree fell down, book‟ (sách) thì không thể thôi

đỏ và „tree‟ (cây) thì không thể quyết định không đổ. „Book‟ và „tree‟ chỉ các thực thể không chủ ý liên quan đến những sự tình này. Khi hai thông số [động] và [chủ ý]

24

tương tác với nhau, chúng xác định bốn kiểu sự tình mà chúng tôi sẽ đề cập trong phần phân loại dưới đây.

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 26)