Ở phần trước (mục 2.2.2), chúng tôi đã có dịp nhắc lại kết quả phân loại vị từ tĩnh, trong đó có nhóm vị từ trạng thái. Thuật ngữ trạng thái được dùng để chỉ chung những tính chất và tình trạng của sự vật. Tính chất là một đặc trưng thường tồn tại của một đối tượng, còn tình trạng là một trạng thái tồn tại nhất thời không nằm trong thuộc tính của đối tượng. Có thể nói các vị từ chỉ tính chất chiếm phần lớn nhất, đa dạng và phong phú nhất trong loại vị từ tĩnh nói chung và trong nhóm vị từ trạng thái nói riêng.
Tính chất hay phẩm chất nói chung của người hay sự vật lại có thể bao gồm nhiều phương diện. Tính chất có thể chia thành hai thứ: thể chất và tinh thần. Các tính chất vật chất ở các vật vô sinh (rắn, mềm, đặc, loãng, bền, chặt, mục, nát, lỏng, ngon, lành, độc, hại, bổ, v.v.) lại có thể phân biệt với các tính chất vật chất của các vật hữu sinh (khỏe, yếu, béo, gầy, no, đói, tươi, héo, sống, chín, úa, v.v.). Các tính chất tinh thần chỉ có thể có được ở con người hay ở các động vật (hiền, dữ, khôn, dại, v.v.). Ở
59
nhanh trí, chậm hiểu, v.v.), thuộc đạo đức (trung thực, gian xảo, nhân từ, độc ác,
v.v.), thuộc phong cách ứng xử (điềm đạm, nóng nảy, cương trực, nhu nhược, tận tụy,
khinh suất, v.v.), thuộc cảm tính (đa cảm, nhạy cảm, lạnh lùng, nhẫn tâm, v.v.). Nói chung, các tính chất tinh thần đó làm nên tính cách của con người. Các tính chất tình cảm thuộc phong cách ứng xử thường được gọi chung là tính khí.
Các vị từ chỉ tính chất nói trên, khi kết hợp với từ chỉ hướng, ngữ nghĩa của vị từ sẽ có sự chuyển hóa theo hướng biến đổi thành một vị từ quá trình. Các quá trình này thường là quá trình vô tác chuyển thái [+ động] [- chủ ý] [- tác động]. Các ý nghĩa chuyển hóa thường gặp là:
- Biến đổi về thể trạng, hình dạng bên ngoài: lớn lên, to lên, cao lên, đầy lên, béo ra, phì ra, khỏe ra, phồng ra, trẻ ra, gầy đi, xút đi, nhỏ đi, già đi, yếu đi, ngất đi, lịm đi, nở ra, tan ra, vỡ ra, rữa ra, to ra, méo đi, mòn đi, v.v. Ví dụ:
(2.20) Khuôn mặt nó đầy lên. (Nguyễn Thị Thu Huệ)
(2.21) Cái mũi đỏ của thị dị xuống rồi lại bạnh ra. [NC, TTTN] (2.22) Trên chiếc bàn con có hai cốc cà phê đá… Đá tan ra. (2.23) Nhưng bà đã gầy đi nhiều. (TTTN)/ ss: Bà gầy lắm.
(2.24) Lắm lúc môi nhọn ra như đang trêu ai. (Nguyễn Thị Thu Huệ)/ ss: môi nhọn. (2.25) Liên đã già đi, đã xấu đi. [NC, TTTN] / ss: Liên già, Liên xấu.
- Biến đổi về tính cách, khí chất:
(2.26) Lúc ấy trẻ con cũng ngoan hẳn lên. (Lê Lựu)/ ss: trẻ con ngoan. (2.27) Con chững chạc lên nhiều quá. (Chu Lai)/ ss: Con chững chạc.
- Biến đổi về tâm trạng: vui lên, bừng lên, rộn lên, trào lên, sắt đi, dịu đi, thỉu đi, lắng lại, dịu xuống, v.v. Ví dụ:
(2.28) Chưa bao giờ lòng tự tin của Linh sắt lại như vậy. (Chu Lai) (2.29) Lòng dạ hắn lại nóng cháy lên. (Chu Lai)/ ss: Lòng dạ hắn nóng. (2.30) Nó giành được chủ động nên bình tĩnh lại. (TTTN)/ ss: Nó bình tĩnh. - Biến đổi về trạng thái, đặc điểm màu sắc:
(2.31) Vầng trán cô bé hơi tái đi… (Lưu Quang Vũ)/ ss: Vầng trán cô bé tái.
(2.32) Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên. [TL, TNCL] / ss: Bức tường
sáng trắng.
- Biến đổi đặc điểm về lượng, trong đó có thể là biến đổi về kích thước, thể tích hay độ lớn như dài ra, ngắn lại, dầy lên, mỏng đi, rộng ra, hẹp lại; về khoảng cách như xa ra, gần lại; về trọng lượng và số lượng như nặng lên, nhẹ đi, thiếu đi,
60
thừa ra, dư ra, đông lên, ít đi, nhiều lên, vơi đi, đầy lên, vãn đi, v.v.; về tốc độ như
nhanh lên, chậm đi. Ví dụ:
(2.33) Mùa đông phương bắc dường như đêm dài ra, và ngày ngắn lại./ ss: Đêm dài, ngày ngắn.
(2.34) Những gộc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau.
(Nguyễn Văn Thư)/ ss: Những gộc tre to bự… khép kín. - Biến đổi đặc điểm về nhiệt độ:
(2.35) Nghe bác Địa nói, mặt Tâm nóng lên rần rật. (Lê Lựu)/ ss: Mặt Tâm nóng. (2.36) Tay nó cứ lạnh dần đi./ ss: Tay nó lạnh.
Bên cạnh các vị từ tính chất, trong nhóm vị từ trạng thái còn có thể kể đến vị từ tình trạng, tức là một trạng thái tồn tại nhất thời, không nằm trong thuộc tính của đối tượng. Tình trạng có thể là thể chất hay tâm trạng, tình cảm. Những vị từ thuộc cảm giác – tri nhận như nhớ, quên, hiểu, biết, nhận, đoán, nghĩ, v.v. cũng có khả năng tham gia vào xu hướng chuyển hóa này. Tuy nhiên ở nhóm vị từ này, sự kết hợp với từ chỉ hướng thường hạn chế ở các từ ra, đi, lại, chẳng hạn nhớ ra, hiểu ra, đoán ra, nhận ra, quên đi, nhớ lại, v.v. Ở đây, ý nghĩa chỉ hướng chỉ còn lại rất mờ nhạt, thậm chí không còn mà chủ yếu thể hiện ý nghĩa kết quả. Vấn đề này chúng tôi sẽ quay trở lại trong phần ngữ nghĩa của từ chỉ hướng. Kết quả chuyển hóa của loại vị từ này đưa đến một loại quá trình chuyển thái đặc biệt là những tri giác và sự nảy sinh của các cảm giác và tình cảm.