Trên thực tế, có nhiều giải pháp phân loại sự tình khác nhau đã được các nhà nghiên cứu công bố, chẳng hạn Vendler (1957, 1967), Chafe (1970), Dowty (1979), Halliday (1985), Dik (1978, 1989), Cao Xuân Hạo (1991), Van Valin và Lapolla (1997), v.v.
Từ rất sớm, Vendler đã nêu vấn đề phân loại các kiểu sự tình, mà ông gọi là các Aktionsart, tức các hình thức của hành động (mode of actions). Theo ông, mỗi vị từ thuộc về một kiểu Aktionsart cơ sở, trong số bốn kiểu Aktionsart là Trạng thái, Sự biến, Hoàn thành và Hoạt động. Các tiêu chí mà Vendler dùng để phân loại các kiểu sự tình là tính [tĩnh] (static), tính [điểm tính] (momentaneousness) và tính [hữu kết]
(telicity). Các tiêu chí đó đưa đến một bức tranh phân loại các kiểu Aktionsart như
sau (dẫn lại theo Nguyễn Văn Hiệp [48, tr.64])
a. Trạng thái (States): [+ tĩnh], [- hữu kết], [- điểm tính], ví dụ: bị ốm, cao, yêu, biết, tin, có, v.v.
b. Sự biến (Achievements): [- tĩnh], [- hữu kết], [- điểm tính], ví dụ: vỡ, nổ, đổ sập, đập vỡ, v.v.
c. Hoàn thành (Accomplishments): tan chảy, đóng băng, hồi phục, học, v.v.
d. Hoạt động (Activiities): tuần hành, cuốn, bơi, nghĩ, mưa, đọc, ăn, v.v.
Sự phân loại của Vendler rõ ràng là còn đơn sơ, tuy nhiên các tiêu chí và cách kết hợp các tiêu chí trong phân loại là một hướng đi đúng đắn, đã ảnh hưởng rất lớn đến các nhà nghiên cứu sau này, trong nỗ lực nhằm phân loại các kiểu sự tình, dẫn đến sự hình thành một loại hình học về các kiểu sự tình.
Cách phân loại sự tình của Dik, một trong những cách phân loại được coi là có hiệu lực cho mọi ngôn ngữ, cho ta bốn loại sự tình cơ bản sau đây:
SỰ TÌNH [+ ĐỘNG] SỰ KIỆN [- ĐỘNG] TÌNH HUỐNG [+ CHỦ Ý] Hành động Tư thế [- CHỦ Ý] Quá trình Trạng thái
25
Về sau, năm 1989, Dik đưa thêm tính thành quả (telicity) vào bộ thông số của mình, và nó cũng được xét theo hai chiều, qua đó cho ra một bảng phân loại gồm 6 loại sự thể là:
- Tư thế (Position) - Trạng thái (State)
- Hành động hoàn thành (Accomplishment) - Hành động diễn tiến (Activity)
- Quá trình biến đổi (Change) - Quá trình biến động (Dynamism)
Các ví dụ dẫn cho từng loại sự thể nêu trên là:
(1.11) Hệ thống sông và rừng bao phủ 2,7 dặm vuông. (Trạng thái)
(1.12) Các nhà sinh vật học cầm giữ mẫu vật khi khảo sát. (Tư thế)
(1.13) Con người đã phá hủy đời sống thực vật chỉ trong vòng một thế hệ.
(Hành động hoàn thành)
(1.14) Chính phủ đang xây dựng hệ thống đường sá. (Hành động diễn tiến)
(1.15) Những cây cao su đã tàn lụi dưới sức hủy hoại của nắng, mưa và những con vật có hại. (Biến đổi)
(1.16) Con sông này uốn khúc suốt 4.000 dặm. (Biến động)
Sáu loại sự thể trên với ba thông số dùng để xác định chúng được lập thành ma trận sau đây [123, tr.45]: Loại hình sự thể (SoA type) [Năng động] [dynamicity] [kiểm soát] [control] [thành quả] [telicity] ◆ Tĩnh trạng (Situation) - ◆◆ Tư thế (Position) - + ◆◆ Trạng thái (State) - - ◆ Biến cố (Event) + ◆◆ Hành động (Action) + + ◆◆ ◆ Hoàn thành (Accomplishment) + + + ◆◆ ◆ Diễn tiến + + - ◆◆ Quá trình (Process) + -
◆◆ ◆ Biến đổi (Change) + - +
26
Siewierska nhận xét rằng “bổ sung vào sáu sự thể trình bày qua các thí dụ dẫn trên, Dik thừa nhận hai sự phân biệt bổ sung bằng các phương tiện chỉ ra đặc điểm [tính tức thời] ([momentaneous]), tương ứng với [tính chất điểm] của các bảng phân loại khác, và sự trải nghiệm ([experience])… tất cả các sự thể đều được thừa nhận là có một điểm chọn trải nghiệm” [123, tr.45]. Ngoài ra Siewerska cũng ghi nhận “nhưng loại hình sự thể lọt ra ngoài bảng phân chia thành loại nhỏ này thì không được nêu tên gọi [123, tr.46].
Trên quan điểm chức năng hệ thống, Halliday chú ý nhiều đến chức năng động, đến quá trình nên ông đã chia câu thành sáu quá trình, mà ông gọi là các “kiểu quá trình” (process types) với “phương thức phản ánh được thể hiện là hệ thống chuyển tác” (transitivity). Sáu quá trình đó là:
- Quá trình vật chất (material processes), phản ánh thế giới vật lí. - Quá trình tinh thần (mental processes), phản ánh thế giới ý thức.
- Quá trình quan hệ (relational processes), phản ánh các mối quan hệ trừu tượng. - Quá trình hành vi (behavioural processes) là quá trình thể hiện những biểu hiện bên ngoài của hành động nội tâm, các quá trình của ý thức và trạng thái sinh lí.
- Quá trình phát ngôn (verbal processes) phản ánh các mối quan hệ tượng trưng được thiết lập trong ý thức của con người và được thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ như là sự phát ngôn và thể hiện ý nghĩa.
- Quá trình hiện hữu (existential processes) phản ánh các hiện tượng thuộc tất cả các loại thuần tuý được công nhận là tồn tại hay xảy ra.
Trong sáu quá trình nêu trên, Halliday phân biệt ba quá trình “vật chất”, “tinh thần”, “quan hệ” là ba quá trình chính trong hệ thống chuyển tác trong tiếng Anh. Còn ba quá trình còn lại được “định vị trên đường ranh giới của các quá trình này từ cái này qua cái kia, không thật sự rõ ràng”.
Với quan điểm vị từ là trung tâm của vị ngữ, là yếu tố đánh dấu sự phân biệt ngữ nghĩa-ngữ pháp giữa các loại sự tình, Cao Xuân Hạo đã áp dụng các lí thuyết củ a những nhà ngữ pháp chức năng tiêu biểu như L . Tesnière, C.J. Fillmore, W.L. Chafe, S.C. Dik, M.A.K. Halliday, v.v. để phân biệt các sự tình trong tiếng Việt.
Trước hết, ông cho rằng có thể áp dụng các tiêu chí [± Động] và [± Chủ ý] của S.C. Dik để phân biệt các sự tình trong tiếng Việt. Ông đề nghị đưa thêm sự tình [Tồn tại] (Hiện hữu) vào hàng các sự tình cơ bản ngang hàng với Biến cố và Tình hình. Cũng vậy, để phù hợp với tình hình tiếng Việt hơn, ông đã thay thế ô Tư thế trong lược đồ các sự tình của S.C. Dik bằng loại Quan hệ trong bảng phân loại các sự tình
27
(các quá trình) của M.A.K. Halliday. Còn các sự tình thuộc ô Tư thế này của S.C. Dik sẽ thuộc vào nhóm các sự tình hành động không chuyển tác không di chuyển và được ông gọi là Ứng xử (behavioural), thuật ngữ của M.A.K. Halliday. Các sự tình này đã được ông hệ thống thành một biểu đồ rất chi tiết, xin xem thêm tài liệu [38, tr.432].