Phân loại cấu trúc gây khiến-kết quả trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 91)

1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây

3.2.2.2. Phân loại cấu trúc gây khiến-kết quả trong tiếng Việt

Theo Diệp Quang Ban, cấu trúc gây khiến - kết quả của tiếng Việt trước hết được chia thành hai kiểu: (i) kiểu không chứa động từ chuyển tác (ngoại động) làm vị tố với chức năng nghĩa chỉ ra mối quan hệ nguyên nhân giữa chủ ngữ với bổ ngữ, có thể gọi đây là cấu trúc gây khiến - kết quả không đánh dấu (unmarked); (ii) kiểu có chứa động từ chuyển tác làm vị tố và có cùng chức năng như kiểu (i), và có thể gọi đây là cấu trúc gây khiến - kết quả có đánh dấu (marked) (cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp – analytic). Chính động từ chuyển tác ở đây có chức năng đánh dấu quan hệ giữa chủ ngữ với bổ ngữ nên nó là yếu tố đánh dấu (marker).

Mỗi kiểu trên có thể tiếp tục chia thành hai kiểu nhỏ về mặt cấu tạo cú pháp: chủ ngữ là từ (cụm từ) và chủ ngữ là câu bị bao. Mỗi kiểu nhỏ này lại gồm hai kiểu nhỏ hơn xét về mặt cấu trúc nghĩa biểu hiện: có hệ quả động hay hệ quả tĩnh.

Hệ thống các kiểu cấu trúc gây khiến - kết quả trên được tóm tắt và minh họa bằng các ví dụ cụ thể sau:

Kiểu câu và cấu tạo của chủ ngữ

Đặc trưng ngữ nghĩa của kết quả

Ví dụ

Không đánh dấu Kết quả động Bão đổ cây

Bão đến đổ nhiều cây to.

CN: từ (cụm từ) CN: câu bị bao

Kết quả tĩnh Hoa đỏ vườn

Hoa nở đỏ vườn

Đánh dấu Kết quả động Bão làm đổ cây

Bão đến làm đổ nhiều cây

CN: từ (cụm từ) CN: câu bị bao

Kết quả tĩnh Hoa làm đỏ vườn

88

Dựa trên những khác biệt về số lượng, đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cú pháp đã mô tả ở mục trên, chúng tôi phân biệt một số mô hình cú pháp điển hình của cấu trúc gây khiến - kết quả như sau:

Stt Mô hình kết cấu gây khiến - kết quả Ví dụ

1 S1 người V S2 người Nó xô tôi

2 S1 người V S2 vật Tôi xé tờ giấy

3 S1 vật V S2 người Sóng đẩy tôi vào bờ

4 S1 vật V S2 vật Sóng lật thuyền

5 S1 người V1 S2 người V2 không chủ ý Tôi làm em khóc/ Tôi làm em ngã

6 S1 người V1 V2 không chủ ý S2 người Tôi làm ngã em

7 S1 người V1 S2 vật V2 không chủ ý Nó làm bát vỡ

8 S1 người V1 V2 không chủ ý S2 vật Nó làm vỡ bát

9 S1 vật V1 S2 người V2 không chủ ý Bộ phim làm tôi khóc

10 S1 người V S2 người A Nó làm tôi buồn

11 S1 vật V1 S2 người A Thời tiết làm tôi khó chịu

12 S1 vật V1 S2 vật V2 không chủ ý Bão làm cây đổ

13 S1 vật V1 V2 không chủ ý S2 vật Bão làm đổ cây

14 S1 người (tự) V1 V2 S2 Anh ấy tự làm đứt tay mình

Bảng 3.2. Mô hình kết cấu gây khiến - kết quả

Tuy nhiên ở cấp độ khái quát hơn, căn cứ vào số lượng và vị trí các thành tố cú pháp biểu hiện các thành tố ngữ nghĩa cần yếu, có thể chia cấu trúc gây khiến - kết quả của tiếng Việt thành hai loại chính là: cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính và cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp.

Sự khác nhau giữa hai kiểu cấu trúc này thể hiện ở việc biểu hiện hiển ngôn hay hàm ẩn thành tố nghĩa kết quả. Trong kiểu cấu trúc từ vựng tính, thành tố nghĩa kết quả không được biểu hiện bằng một thành tố cú pháp (vị ngữ kết quả) mà được tích hợp tiềm tàng trong ý nghĩa của động từ gây khiến (xem các trường hợp 1-4 ở bảng trên). Ngược lại trong kiểu cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp, thành tố nghĩa

89

kết quả được biểu hiện bằng một thành tố cú pháp riêng là vị ngữ kết quả (V2), phân

biệt với động từ gây khiến V1 (trường họp 5-11 ở bảng trên).

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)