Vị trí của nhóm từ này trong hệ thống từ loại tiếng Việt

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 102)

1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây

4.2.1. Vị trí của nhóm từ này trong hệ thống từ loại tiếng Việt

Vấn đề phân định vốn từ của tiếng Việt ra làm hai mảng lớn: thực từ và hư từ đã rất rạch ròi trong các luận thuyết phân loại của các tác giả Việt ngữ nổi tiếng. Ở những chuyên luận ấy, các tác giả đã phân biệt rất rõ nét từng từ loại. Phụ từ là từ loại có số lượng lớn so với các từ loại khác, cùng mảng, có chức năng ngữ nghĩa, ngữ pháp nhất định trong từng tổ chức giao tiếp. Thuộc về nhóm từ không mang nghĩa sự vật, phụ từ chỉ bất ngờ, tốc độ có số lượng tương đối lớn, phức tạp về cấu trúc hình thức và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong câu. Tính phức tạp ở hai mặt của nhóm từ này đã dẫn đến sự phong phú trong cách diễn đạt, miêu tả sự xuất hiện của sự vật, sự bắt đầu của hoạt động mang tính hiển nhiên, chân lý. Hầu hết các nhà Việt

99

ngữ đều thừa nhận sự tồn tại của chúng khi nghiên cứu từ loại của một ngôn ngữ nói chung cho nên đã lẫn chúng trong một phạm vi rộng về cú pháp của một ngôn ngữ. Sự sản sinh, phát triển về số lượng từ một yếu tố gốc của một phụ từ chỉ bất ngờ, tốc độ đòi hỏi người sử dụng chúng phải thật tinh tế, phải có tư duy ngôn ngữ logic, chính xác mới có thể sử dụng phương tiện này vào tổ chức lời nói một cách hiệu quả.

Về vị trí, nhóm từ chỉ bất ngờ, tốc độ có tầm quan trọng trong việc tạo những đơn vị giao tiếp như những từ loại khác cùng mảng nhưng tiếc rằng, cho đến nay, chúng vẫn chưa được miêu tả một cách đầy đủ và có hệ thống. Vài tác giả ngữ pháp tiếng Việt mới chỉ dừng lại ở tên gọi chung hoặc mô tả một cách riêng lẽ tính chất công cụ của chúng. Ngay cách hiểu thế nào là phụ từ chỉ bất ngờ, tốc độ cũng như phạm vi ý nghĩa hay số lượng của nhóm từ này vẫn đang còn nhiều chỗ chưa thật rõ ràng, chưa được thống nhất.

Đề cập đến nhóm từ này có ba tác giả là Đỗ Thị Kim Liên (2002), Diệp Quang (2002) và Nguyễn Văn Thành (2003) nhưng các tác giả vẫn chưa thống nhất về vấn đề tên gọi. Diệp Quang Ban gọi đây là “nhóm phó từ chỉ ý nghĩa tình thái chủ quan hoặc khách quan, như: vụt, thốt, chợt, bỗng,… bỗng dưng, thình lình, đột nhiên, thoạt, thoắt,…, biểu thị tình thái diễn biến bất ngờ, hoặc diễn biến vói tốc độ nhanh mạnh”.

Đỗ Thị Kim Liên gọi nhóm từ này là “phó từ chỉ sự diễn biến bất ngờ của hành động:

bỗng, bỗng nhiên, bỗng dưng, chợt,…” [67, tr.64]. Nguyễn Văn Thành thì đề cập đến nhóm từ này với một tên gọi khác, “trạng từ chỉ mức độ đột biến của hành động”. Tác giả đã thống kê được 13 từ, gồm: bỗng, bỗng nhiên,bỗng chốc, đột nhiên, đột ngột, bất ngờ, bất giác, bất chợt, bất thình lình, chợt, tình cờ,vụt, thình lình.

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 102)