Cơ sở lý thuyết về sự chuyển hóa của vị từ 1 Những nghiên cứu tiên phong

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 36)

1.3.1. Những nghiên cứu tiên phong

1.3.1.1. W.L. Chafe có thể nói là một trong những người đề xuất khái niệm và

33

trúc của ngôn ngữ. Khi phân biệt các đặc trưng nghĩa học của vị ngữ, W.L. Chafe đã chia cấu trúc nghĩa của câu ra làm ba loại cơ bản là trạng thái, quá trình và hành động với nòng cốt là các loại vị từ tương ứng.

Tuy nhiên, khi phân tích các câu, W.L. Chafe lại nhận thấy rằng có những câu mà vị từ của nó vừa là quá trình vừa là hành động. Từ đây ông đề xuất một loại câu nữa là câu quá trình và hành động.

Từ bốn loại vị từ cơ bản, kết hợp với yếu tố “hoàn cảnh”, W.L. Chafe cho rằng tiếng Anh có sáu loại vị từ sau:

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

V V V V V V

trạng thái quá trình hành động quá trình trạng thái hành động

hành động hoàn cảnh hoàn cảnh

[6, tr. 131] Một vị từ có thể tham gia vào những cấu trúc nghĩa khác nhau, do quá trình chuyển hóa của vị từ làm xuất hiện những “vị từ phái sinh”. Có những vị từ phái sinh từ vị từ chỉ trạng thái, hoặc có ý nghĩa làm thay đổi trạng thái (inchoative), hoặc có ý nghĩa hành động đưa đến một kết quả (resultative), hoặc tuyệt đối hóa một trạng thái tương đối (absolutive), hoặc gây ra một quá trình làm thay đổi trạng thái (causative). Lại có những vị từ vốn dùng để chỉ hành động chuyển thành những vị từ không có nghĩa hành động (deactivative) v.v.

Tiếp đó, tác giả mô tả chi tiết các dạng thức của phép chuyển hóa các loại vị từ do sự kết hợp của căn tố với các thể khởi động, thể kết quả, thể tuyệt đối và yếu tố tương đối, thể nguyên nhân, thể phi hoạt động, thể phi quá trình. Chẳng hạn, phương thức có thể dùng để hình thành hiện tượng chuyển hóa của quá trình từ trạng thái là quy tắc có dạng như sau:

Trạng thái --- --- >> quá trình

Căn tố căn tố + thể khởi động

Ví dụ: The road is wide (Trạng thái). The road widened (Quá trình).

Kí hiệu căn tố là biểu trưng chung cho bất kì một căn tố động từ nào thuộc kiểu loại tương đương. Hình thể căn tố + thể khởi động sẽ chỉ căn tố chuyển hóa. Yếu tố thể khởi động biểu hiện đơn vị ngữ nghĩa kiểu mới mà ta có thể gọi là đơn vị chuyển hóa. Một trong những chức năng của đơn vị này là để biến một loại đơn vị từ vựng này thành một loại đơn vị từ vựng khác, trong trường hợp này là biến căn tố động từ chỉ trạng thái thành căn tố có tính chất chuyển hóa chỉ quá trình.

34

Ngoài khảo sát sự chuyển hóa của căn tố động từ, Chafe cũng chú ý đến quan hệ giữa những câu có cấu trúc nổi khác nhau có thể phản ảnh những ý nghĩa tương đồng như:

(1.20) a. The road widened. “Đường đã rộng ra”.

b. The road became wider. “Đường trở nên rộng hơn”. c. The road got wider. “Đường được mở rộng hơn”.

Ở đây, tác giả lập luận rằng, chức năng của những đơn vị như become, got

để biến trạng thái thành quá trình, nên chức năng của chúng tương tự như chức năng của thể khởi động, cho nên chúng ta cũng phải vận dụng phương thức tương tự:

Trạng thái --- --- >> quá trình

Căn tố căn tố + become

Song become khác với thể khởi động ở chỗ giới hạn của căn tố mà nó có thể

được vận dụng thì rộng hơn rất nhiều. Tác giả cho rằng nên coi become như là kiểu

chuyển hóa lớp bên ngoài có thể phụ thêm một cách tương đối tự do vào cả trạng thái đơn giản lẫn trạng thái phái sinh.

Phép chuyển hóa cũng được Chafe khảo cứu kỹ với các trường hợp dựa vào các căn tố danh từ và các danh từ vị ngữ tính như những dạng chuyển hóa đặc biệt.

Có thể nói, công trình này của W.L. Chafe nói chung và phần viết về phép chuyển hóa nói riêng đã có ảnh hưởng sâu rộng đến các nghiên cứu ngữ pháp về sau này khi nhìn ra vai trò ngữ nghĩa, mối quan hệ giữa cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc hình thức của một đơn vị ngữ pháp trong sự hành chức của nó.

1.3.1.2. S.C. Dik tuy không trực tiếp bàn về phép chuyển hóa của vị từ, song việc ông đưa ra những thủ pháp để phân biệt các đặc trưng ngữ nghĩa của các loại sự tình, qua đó xác định các loại vị từ trong “kết cấu vị ngữ hạt nhân” tương ứng, thông qua các thuộc tính của chúng, hoặc căn cứ vào sự tương tác của chúng với các “ngữ định danh” (terms) có thể coi như một gợi ý quan trọng khi khảo sát sự chuyển hóa của vị từ.

Ví dụ, vị từ cook (nấu) có thể xuất hiện trong KCVN Hành động hoặc trong KCVN Quá trình, chẳng hạn:

(1.21) Mary cooked the potatoes (hành động)

(1.22) The potatoes are cooking (quá trình)

Vị từ stand (đứng) có thể xuất hiện trong KCVN vị trí hoặc trong KCVN trạng

thái, chẳng hạn:

35

(1.24) The table stood in the corner (trạng thái)

Vị từ taste (nếm) có thể xuất hiện trong KCVN hành động hoặc KCVN trạng

thái, chẳng hạn:

(1.25) John tasted the soup (hành động)

(1.26) John tasted the wine in the soup (trạng thái)

Sự khác nhau trước hết giữa các vị từ chẳng hạn như see (thấy) và look (nhìn, ngắm) là sự khác nhau giữa trạng thái và hành động, như trong:

(1.27) John saw a beautiful bird (trạng thái)

(1.28) John looked at a beautiful bird (hành động)

Nhưng see cũng có thể xuất hiện trong KCVN hành động, như trong:

(1.29) Go and see if there is anybody at the door

Và look cũng có thể xuất hiện trong KCVN trạng thái, như trong:

(1.30) John looked unimpressed

Sự phân biệt vừa đưa ra cho phép xác định một số giới hạn chọn lựa liên quan đến các KCVN hạt nhân với tư cách là một chỉnh thể, theo thông số [động] và [chủ ý]. Các thủ pháp phân biệt của Dik có thể được tóm tắt như sau:

Thứ nhất, theo ông, KCVN trong phạm vi của thức mệnh lệnh (imperative

mood) hoặc là tham tố của các vị từ như “ra lệnh”, “thuyết phục”, “yêu cầu” (order,

persuade, ask to), v.v., thông thường sẽ là sự tình [+ Chủ ý], tức Hành động hoặc Vị trí. So sánh:

(1.31) John, come here! (John, đến đây!)

(1.32) *John, fall asleep! (John, thiếp (ngủ) đi!)

(1.33) Bill ordered John to be polite. (Bill yêu cầu John phải lịch sự.)

(1.34) *Bill ordered John to be intelligent. (Bill yêu cầu John phải thông minh.)

Việc “coming here” (đến đây) và “being polite” (lịch sự) là những điều có thể xem là do John chủ động hay kiểm soát được. Trong khi đó, “falling asleep” (thiếp ngủ) (Quá trình) và “being intelligent” (thông minh) (Trạng thái) thì không.

Thứ hai, các KCVN trong các biểu thức hứa hẹn, cam kết cũng chỉ có thể là các sự tình [+ chủ ý]. Người ta chỉ có thể hứa hẹn những điều nằm trong tầm kiểm soát của mình. Ví dụ:

(1.35) John promised Bill to be polite. (John hứa với Bill sẽ lịch sự.)

36

Thứ ba, có những trạng ngữ phương thức (manner) chỉ kết hợp với KCVN này

mà không kết hợp với KCVN khác. Ví dụ:

- Không có trạng ngữ phương thức tương hợp với KCVN chỉ định trạng thái [- Chủ ý] [- Động].

- Một số trạng ngữ phương thức tương hợp với KCVN chỉ sự tình [+ Chủ ý] hoặc [+ Động], (ví dụ peacefully, một cách thanh thản);

- Một số trạng ngữ phương thức tương hợp chỉ với KCVN chỉ sự tình [+ Chủ ý] (ví dụ: recklessly, một cách liều lĩnh);

- Một số trạng ngữ phương thức chỉ tương hợp với KCVN chỉ sự tình [+Động] (ví dụ: rhythmically, một cách nhịp nhàng);

- Một số trạng ngữ phương thức chỉ tương hợp với KCVN chỉ sự tình [+Chủ ý, + Động], tức là Hành động (ví dụ: energetically, một cách hăng hái).

Thứ tư, Lợi thể (Beneficiary) chỉ có ở các KCVN [+ Chủ ý]. Hay nói một cách khác, chỉ có vị từ [+ Chủ ý] mới có bổ ngữ chỉ Người hưởng lợi. Ví dụ:

(1.37) John cut down the tree for my sake. (Hành động)

(1.38) John remained in the hotel for my sake. (Vị trí)

(1.39) *The tree fell down for my sake. (Quá trình)

(1.40) *The rose was red for my sake. (Trạng thái)

Thứ năm, cũng chỉ có vị từ [+ Chủ ý] mới có thể có bổ ngữ chỉ Công cụ (Instrument). Ví dụ:

(1.41) John cut down the tree with an axe. (Hành động)

(1.42) John kept himself in balance with a counterweigth. (Vị trí)

(1.43) *The tree fell down with an axe. (Quá trình)

(1.44) *John knew the answer with his intelligence. (Trạng thái)

Các giới hạn tương tự cũng diễn ra ở các chu tố khác, chẳng hạn như Hướng và Nguồn, Nguyên nhân, Lí do và Mục đích, Liên đới thể, v.v. [17, tr.48-53].

Tóm lại, theo S.C. Dik để phân biệt đặc trưng ngữ nghĩa của các vị từ cần dựa vào: 1/ Khả năng tham gia các kết cấu cú pháp nhất định (phát ngôn cầu khiến, hứa hẹn) và 2/ Khả năng kết hợp với các bổ ngữ hay trạng ngữ nhất định (phương thức, lợi thể, công cụ) của vị từ.

1.3.1.3. Như đã trình bày ở các phần trước, hiện tượng chuyển hóa của vị từ chưa được nghiên cứu sâu và có tính hệ thống. Điểm qua tình hình nghiên cứu, có thể thấy, ngoài W.L. Chafe là người dành hẳn một chương viết về phép chuyển hóa, thì hầu hết các tác giả chỉ dừng lại ở một số nhận xét có liên quan đến vấn đề khi đề xuất

37

các tiêu chí và kết quả phân loại các loại, nhóm vị từ cơ bản. Tình hình cũng tương tự trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, mặc dù vấn đề về sự chuyển hóa của vị từ đã được manh nha khơi gợi trong các công trình của Nguyễn Kim Thản (1977), Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Thị Quy (1995), Diệp Quang Ban (2005), Bùi Minh Toán (2010), v.v. Chúng tôi sẽ có dịp đề cập đến những nhận xét này ở các chương tiếp theo, khi đi vào khảo sát từng phương thức chuyển hóa cụ thể của vị từ tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 36)