Các con đƣờng chuyển hóa từ tĩnh sang động của vị từ tiếng Việt có sự hỗ trợ của yếu tố chỉ hƣớng

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 61)

sự hỗ trợ của yếu tố chỉ hƣớng

2.4.1. Nhận xét

Quan sát các ví dụ sau:

(2.10) Cái mắt thì ngầu lên, hai chân thì lảo đảo, cái môi bầm lại mà run bần

bật. [NC, TTTN]

(2.11) Ấy lương tâm con người ta cứ như thế rồi dần dần hoá xấu mãi đi.

[VTP, TSĐĐ]

(2.12) Nhìn Nga nhảy nhót khắp nhà như một con chim…, tôi thấy lòng vui vẻ

lại. [NC, TTTN]

(2.13) Thị trẻ ra mười tuổi. [NC, TTTN]

(2.14) Mắt họ sáng lên một chút. [NC, TTTN]

(2.15) Hai má hóp vào để tiếp sức cho hai cái lưỡng quyền. [NC, TTTN]

(2.16) Anh tức giận đến đỏ bừng mặt, vứt đũa bát đứng lên lầm bầm…

(2.17) Chúng nằm ẹp xuống đất và lật áo lên để khoe cái bụng. [NC, TTTN]

(2.18) Vậy thì cậu cư xử phải lẽ lắm, mà khi cậu nói một câu “thương tôi” là

58

(2.19) Nhưng thị nhớ lại việc lạ lùng tối qua. [NC, TTTN]

Trong các ví dụ trên, các tổ hợp được in đậm đều do một vị từ tĩnh kết hợp với một từ chỉ hướng về phía sau. Các vị từ tĩnh này có thể là một vị từ trạng thái chỉ tính chất, hay tình trạng (ngầu, bầm, xấu, vui vẻ, trẻ, sáng, hóp), hoặc một vị từ chỉ tư thế (đứng, nằm), cũng có thể là một vị từ thuộc cảm giác – tri nhận (hiểu, nhớ), khi có sự hỗ trợ của yếu tố chỉ hướng, thuộc tính tĩnh của vị từ mất đi, thay vào đó là tính động được thể hiện bằng một quá trình tăng hay giảm mức độ, số lượng, phẩm chất; một quá trình làm thay đổi tình trạng; một đặc trưng diễn tiến của chủ thể và/hoặc cũng có thể là một hành động di chuyển có hay không có đánh dấu [hướng/đích].

Ở đây, do có sự tham gia của yếu tố chỉ hướng, các thông số ngữ nghĩa đặc trưng cho các tiểu loại vị từ cũng có sự thay đổi hoặc xuất hiện thêm những thông số mới dẫn đến sự chuyển hóa của vị từ. Trong sự chuyển hóa đó, các tiêu chí ngữ nghĩa phổ biến nhằm phân biệt một vị từ tĩnh với một vị từ động đều có thể xác định tương đối rõ ràng, chẳng hạn như tính [± tác động], [± thường xuyên], [± kéo dài], [± điểm] (khởi phát/ kết thúc), [± di chuyển], [± hướng], [± đích], v.v. Việc xác định các đặc trưng ngữ nghĩa này cũng là một trong những nhiệm vụ góp phần làm rõ cơ cấu hình thành và các con đường chuyển hóa cụ thể. Theo khảo sát của chúng tôi, hai con đường cơ bản đó là: (i) sự chuyển hoá các vị từ trạng thái thành các vị từ quá trình và (ii) sự chuyển hoá các vị từ tư thế thành các vị từ hành động.

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 61)