Cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 71)

1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây

2.5.3. Cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

Về mặt ý nghĩa khái quát, vị từ có thể được xem xét trước hết về số lượng tham thể, về đặc trưng [± động] và thuộc về vật chất, hay tinh thần, hay quan hệ. Trên cơ sở đó câu có những cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện khác nhau.

Về phương diện số lượng tham thể, tồn tại những vị từ có thể dùng như vị từ một tham thể, mà cũng có thể dùng như động từ hai tham thể, trong số đó có nhiều vị

từ chỉ hoạt động của các bộ phận cơ thể (mở, nhắm, há, co, duỗi, v.v.), chúng thường

kèm từ chỉ hướng ở phía sau. Ví dụ:

(2.61) Xe dừng lại. (vị từ một tham thể) (2.62) Tài xế dừng xe lại. (vị từ hai tham thể)

Vị từ có thể diễn đạt sự thể động bởi các vị từ hành động hoặc quá trình, hoặc sự thể tĩnh bởi các vị từ trạng thái, tồn tại hoặc quan hệ. Về phương diện tính động và tính tĩnh, đối với động từ tiếng Việt cần chú ý đến hai đặc điểm sau:

- Một vị từ vốn chỉ tính tĩnh nếu được ghép thêm một từ chỉ hướng (ra, vào,

lên, xuống, đi, lại, v.v.) vào phía sau thì tổ hợp ghép mới này có tính động, như ngồi xuống, đứng lên, cầm lên, v.v.

- Có những vị từ tùy trường hợp sử dụng mà có thể diễn đạt tính động hoặc tính tĩnh (và hệ quả là có thể kết hợp với một tham thể hay hai tham thể). Ví dụ:

(2.63) Họ võng bệnh nhân đi bệnh viện. (động, hai tham thể)

(2.64) Hễ có người bước qua thì tấm ván võng xuống. (động, kết hợp với từ

chỉ hướng xuống, một tham thể)

(2.65) Tấm ván võng thế thì không dùng được. (tĩnh, một tham thể)

Một vị từ trạng thái tính chất có từ chỉ hướng đi sau, cả hai yếu tố này gộp lại hoạt động như một yếu tố động từ tính khi làm vị tố. Ví dụ:

(2.66) Cô ấy dạo này béo ra. (Một tham thể, động)

68

(2.68) (Giặt nhiều lần) tấm vải cũng trắng ra. (một tham thể, động)

(2.69) Mình vào đây cũng phải bỏ dần các tật xấu đi cho nó mới con người

lên chứ. (Nguyễn Đình Thi) (một tham thể, động)

Cô ấy béo ra

CTCP Chủ ngữ Vị tố

CTNBH Quá thể Động

Bảng 2.1. Cấu trúc cú pháp và nghĩa biểu hiện của câu (2.66)

Cái cây cao lên hai phân

CTCP Chủ ngữ Vị tố Bổ ngữ

CTNBH Quá thể Động Không gian

Bảng 2.2. Cấu trúc cú pháp và nghĩa biểu hiện của câu (2.67)

Có một số vị từ trạng thái có thể phân biệt tính động/tĩnh ngay trong bản chất ngữ nghĩa của vị từ, chẳng hạn các vị từ nhanh, vội, chậm rãi, thư thả, thong thả, v.v.

là các vị từ trạng thái nhưng lại thể hiện tính động. Ví dụ: (2.70) Anh này nhanh thật! [+ động]

(2.71) Tôi đang vội! [+ động]

(2.72) Anh thư thả cho vài hôm! [+ động]

Ở đây, liên quan đến vấn đề, chúng ta còn có thể gặp nhiều trường hợp một vị từ trạng thái có từ chỉ tốc độ hoặc chỉ sự biến đổi đi kèm có thể hoạt động với tư cách vị từ động ở chức năng vị tố. Ví dụ:

(2.73) Chiều thẫm màu nhanh. (một tham thể, [biến] động)

(2.74) Cục sắt trong lò đỏ dần. (một tham thể, [biến] động) (2.75) Cục sắt trong lò đã đỏ. (một tham thể, động [biến đổi])

Sự chuyển hóa của vị từ tĩnh sang vị từ động đến đây có thể ghi nhận thêm một trường hợp khác: có sự hỗ trợ của phụ từ chỉ tốc độ, chỉ sự bất ngờ, chỉ mức độ đột biến của hành động, là những yếu tố được xem là đặc trưng của sự tình động, vấn đề này sẽ được thảo luận cụ thể hơn trong chương 4.

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)