1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây
3.3.2.1. Sự biến đổi mang tính chất vật lí
Như đã nói ở trên, những vị từ tham gia vào kết cấu gây khiến - kết quả biểu thị những hành động làm cho đối tượng có những biến đổi về tính chất vật lí: bẻ (gãy), bào (mòn, nhẵn, phẳng...), bóp (méo, nát, vỡ, vụn...), cạo (sạch, nhẵn, trắng,...), cắn (nát, vỡ, dập), cắt (vụn), chọc (thủng), chẻ (đôi, vụn), chém (đứt, rời), cưa (đôi), dẫm (bẹp, nát), dát (mỏng), đập (vỡ, nát, tan), đốt (cháy, trụi, sạch), đun (nóng, sôi), ghè (nát, vụn), gọt (tròn, nhọn), giũa (mòn, mỏng), pha (loãng), phá (vỡ, nát), nung (đỏ, chín), ninh (nhừ), tán (nhỏ, vụn), vặn (cong, chặt), vắt (khô, kiệt), v.v.
(3.37) Nam đập vỡ cái cốc.
Trong ví dụ này, Nam là chủ ngữ của vị từ thứ nhất (đập), cái cốc là tân ngữ
của vị từ thứ nhất, và vỡ là kết quả của hành động này. Đó là cấu trúc cú pháp của
câu, còn theo cấu trúc nghĩa biểu hiện, Nam là hành thể hay tác thể, đập vỡ là hành động còn cái cốc là đối thể.
Ở đây nếu theo lí thuyết của Dik, những phân biệt giữa các sự tình là những phân biệt trong các chỉ định của kết cấu vị ngữ hạt nhân, ở đó, những phân biệt có liên quan có thể xác định bằng các thuộc tính của vị từ hiểu theo nghĩa hẹp. Chúng cũng có thể xuất hiện từ sự tương tác giữa vị từ và các ngữ định danh được ứng dụng.
Vậy có thể phân tích ví dụ theo một chiều hướng khác, chẳng hạn, vị từ vỡ vốn là một
vị từ trạng thái, có thể xuất hiện trong một KCVN trạng thái là hiển nhiên, nhưng nó
có thể có mặt trong một KCVN hành động như ví dụ trên. Từ trạng thái vỡ đã chuyển
hoá thành hành động đập vỡ nhờ có hành động chuyển tác đập đứng trước, và đập vỡ
mặc dù là một vị từ kết chuỗi nhưng tính chất cố kết của nó rất cao, khả năng chêm xen một yếu tố từ vựng hay ngữ nghĩa nào đó vào giữa hai vị từ là rất hạn chế và có
những điều kiện ràng buộc nhất định. Có lẽ chúng ta thường chỉ nghe những tổ hợp
như đập vỡ, đập vỡ tan, đập vỡ tan tành, những tổ hợp chêm xen ít nhiều đều là khiên cưỡng và nếu có cũng thường là các yếu tố tình thái nhấn mạnh kết quả. Các tổ hợp vị từ kiểu này có tính độc lập rất cao, tức là có khả năng tự mình làm một vị ngữ. Vị từ
91
vỡ chỉ một sự tình tĩnh đã chuyển hoá thành vị từ động đập vỡ thể hiện một sự tình có thuộc tính ([+ động], [+ chủ ý]).
Các vị từ tĩnh được chuyển hoá thành vị từ động như mòn bào mòn, méo
bóp méo, nát bóp nát, mỏng dát mỏng, nóng đun nóng, đỏ nung đỏ, nhừ
ninh nhừ, v.v. theo một con đường dẫn từ trạng thái (méo, nát, nhừ… đỏ, nóng…)
đến hành động và hành động này được đánh dấu bằng các thông số [+ động] [+ chủ ý] [+chuyển tác].
Nhưng có nhiều trường hợp, sự biến đổi không đáng kể và không để lại dấu vết gì. Những vị từ biểu thị những tác động như thế hoặc được dùng với một nét nghĩa như thế ít khi có thể tham gia vào một kết cấu gây khiến - kết quả, hoặc chỉ có thể tham gia vào một trong những dạng của kết cấu gây khiến - kết quả mà thôi.