Phân biệt cấu trúc gây khiến-kết quả với cấu trúc cầu khiến

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 85)

1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây

3.1.2.3. Phân biệt cấu trúc gây khiến-kết quả với cấu trúc cầu khiến

Trong tiếng Việt có một loại kết cấu rất giống với kết cấu gây khiến - kết quả, đó là kết cấu cầu khiến. Cao Xuân Hạo và Nguyễn Thị Quy đều đã lưu ý đến vấn đề này và cả hai tác giả đều đưa ra những điểm giúp chúng ta phân biệt hai loại kết cấu đó. Những hành động có tính chất điều khiển (directive) được biểu hiện bằng những vị từ như sai, bảo, ra lệnh, bắt, yêu cầu, xin, nài kèm theo một hành động làm bổ ngữ khá giống với những hành động gây khiến, nhưng thực ra đó là một loại hành động ngôn từ có giá trị ngôn trung rất riêng.

Theo Nguyễn Thị Quy, có 7 điểm khác nhau giữa cấu trúc gây khiến - kết quả với cấu trúc cầu khiến trong tiếng Việt, như được trình bày trong bảng sau:

82

Cấu trúc gây khiến - kết quả Cấu trúc cầu khiến

1. Ngoài mô hình S1V1S2V2 còn có thể có mô hình S1V1V2S2

Cấu trúc cầu khiến không thể có dạng này

2. Vị từ trung tâm là một vị từ chuyển tác bất kì không có nghĩa “nói”: làm (cho), khiến (cho), buộc, bẻ (gãy), đốt (cháy), đánh (gục, chết, bại, sập, hỏng, vỡ, v.v.)

Vị từ có nghĩa “nói”

3. Chủ thể của vị từ thứ hai là một vật bất kì (động vật hay bất động vật).

Chủ thể của vị từ thứ hai là một người hay một động vật có thể sai khiến được 4. Vị từ thứ hai là một vị từ bất kì và

thường là một vị từ quá trình [- chủ ý; + động] hay trạng thái [- chủ ý; - động]

Vị từ thứ hai là một vị từ [+ chủ ý]

5. Hành động của chủ thể gây ra một kết quả hiện thực, dù là tích cực hay tiêu cực (bẽ gãy cái que, bẻ cái que gãy đôi, bẻ cái que không gãy). Vị từ thứ hai biểu thị cái kết quả ấy. Nó có thể được phủ định bằng không, chưa, chẳng, chả.

Hành động của chủ thể là một phát ngôn mà nội dung là phần DnV2 chỉ một sự mong muốn chứ không phải là một sự việc hiện thực, cho nên V2 có thể được khẳng định bằng hãy, nên và được phủ định bằng đừng, chớ (chứ không phải bằng không, chẳng, chả).

6. Giữa N (Dn) chỉ chủ thể và V2 có thể chen từ phủ định không hay chả và từ chỉ mục tiêu cho.

Giữa N (Dn) chỉ chủ thể và V2 không thể chen bất cứ từ nào, trừ phải (nếu V1 là bắt, ra lệnh cho, đòi) và được (nếu V1 là cho phép).

7. Chủ thể của V2 có thể là chủ ngữ của V1, nghĩa là chủ thể của hành động gây

khiến. Ví dụ: Ta đánh thắng giặc Mỹ (= ta đã đánh Mỹ, và kết quả là ta đã thắng). Chủ thể của V2 chỉ có thể là danh ngữ làm bổ ngữ. Ví dụ: Họ uống rượu hết sạch.

Trong sự phân biệt cấu trúc gây khiến - kết quả với cấu trúc cầu khiến, chúng tôi chấp nhận quan điểm trên đây của Nguyễn Thị Quy và không đưa kiểu

83

kết cấu này vào dạng khảo sát, mặc dù hai kiểu câu này khá giống nhau ở hình thức cú pháp bề mặt.

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 85)