Nhận diện vị từ gây khiến-kết quả trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 84)

1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây

3.1.2.2. Nhận diện vị từ gây khiến-kết quả trong tiếng Việt

Theo các phân tích ở trên thì các tổ hợp vị từ trong kết cấu gây khiến - kết quả bao giờ cũng là một vị từ hành động (chuyển tác) đứng trước, còn vị từ đi sau có thể là một vị từ quá trình [+ động] [− chủ ý] hoặc một vị từ trạng thái [- động] [− chủ ý].

Một vị từ chuyển tác là hạt nhân trong kết cấu vị ngữ của câu chỉ hành động chuyển tác. Một hành động có tác động đến một đối tượng, làm cho nó thay đổi trạng thái hay vị trí, làm cho nó bị huỷ diệt, không còn tồn tại nữa , hoặc ngược lại, tạo ra một vật trước kia chưa có thì gọi là một hành động chuyển tác. Một hành động chuyển tác bao giờ cũng có giả định ít nhất là hai diễn tố: người hay động vật thực hiện hành động, gọi là tác thể (agens) và một người, hay vật bị tác động, gọi là đối thể hay bị thể (goal hay patiens). Có những hành động chuyển tác ngoài hai diễn tố nói trên còn có thêm diễn tố thứ ba: người nhận (nhận thể), trong những hành động như

81

đối tượng. Như vậy, những vị từ dùng trong những hành động chuyển tác là những vị từ song trị (có hai diễn tố) hay tam trị (có ba diễn tố).

Đến đây, câu hỏi được đặt ra là kết cấu gây khiến - kết quả chuyển hoá một vị từ tĩnh thành một vị từ động theo phương thức nào? Xét ví dụ sau:

(3.3) Que đan bị gãy.

(3.4) Que đan bị bẻ gãy.

Gãy là một trạng thái, nhưng bẻ gãy là một hành động, hành động (bẻ) này gây ra bởi chủ thể (bị ẩn) tác động vào vật là que đan và kết quả là nó bị gãy. Từ gãy

mang một đặc trưng tĩnh đến bẻ gãy mang đặc trưng động, tính động này do vị từ trung tâm của kết cấu gây khiến - kết quả quy định, nó luôn có thuộc tính ([+ động][+chuyển tác]).

Kết cấu này có liên quan đến dạng bị động của câu bởi sự xuất hiện của tình

thái từ bị. Một câu chỉ trạng thái có thể không cần đến sự có mặt của yếu tố này, nó

vẫn là một dạng câu miêu tả dù có hay không có bị; nhưng một câu chỉ hành động mà

tham tố hành thể vắng mặt, nó không thể không có mặt tình thái từ tạo câu bị động.

Vì vậy, có thể nói Que đan gãy chứ không nói được Que đan bẻ gãy.

Cấu trúc hình thành từ một vị từ riêng đi liền với VTHĐ làm thành một vị ngữ kết chuỗi được gọi là một cấu tạo kết quả.

(3.5) Khi hắn có gan đâm chết vợ con thì hắn có kiêng gì cái cổ của hắn nữa.

[NC, TTTN]

(3.6) Ba nó mặt xương xương, tóc cắt ngắn để một cái bờm ở đằng trước như

khách trú. [NC, TTTN]

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)