Vị từ quá trình (VTQT)

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 51)

Kết hợp các tiêu chí như “tính tác động”, “tính biến đổi của Quá thể hay Đối thể”, tiêu chí “diễn trị” và “đặc trưng của chủ thể”, Trương Thị Thu Hà (2013) đã đưa ra một hệ thống phân loại chi tiết các VTQT của tiếng Việt như sau:

a. Vị từ quá trình vô tác

VTQT vô tác là những vị từ biểu thị những quá trình không tác động vào một đối tượng nào khác. Hay nói một cách khác, ở đây không có một đối tượng nào chịu sự tác động của biến cố do vị từ biểu thị.

48

VTQT vô tác có thể biểu thị sự thay đổi về vị trí, tư thế, trạng thái, trạng thái tồn tại (nảy sinh hay diệt vong), v.v. của con người, con vật, sự vật, hiện tượng, v.v. một cách không chủ ý.

VTQT vô tác có thể không có diễn tố nào (vô trị), có một diễn tố (đơn trị), có hai diễn tố (song trị) hay ba diễn tố (tam trị). Chủ thể của quá trình do vị từ biểu thị gọi là Quá thể có thể có tính [+ Động vật] hay có tính [- Động vật].

Căn cứ vào đặc điểm ngữ nghĩa có thể chia các VTQT vô tác thành năm loại: 1/ VTQT vô tác chuyển vị; 2/ VTQT vô tác chuyển thái; 3/ VTQT vô tác nảy sinh; 4/ VTQT vô tác diệt vong và 5/ VTQT vô tác tạo tác. Mỗi loại lại có thể được phân loại chi tiết hơn dựa vào số lượng diễn tố của vị từ.

b. Vị từ quá trình hữu tác

VTQT hữu tác là những vị từ biểu thị một quá trình trong đó có một vật vô tri, một biến cố hay một hiện tượng nào đó gây ra một tác động làm thay đổi vị trí hay trạng thái của đối tượng, thậm chí huỷ diệt đối tượng. Các vị từ này phải có ít nhất hai diễn tố. Diễn tố thứ nhất là chủ thể của sự tác động, trong cấu trúc ngữ nghĩa được gọi là Lực và trong CTCP giữ vai trò là Chủ ngữ. Diễn tố thứ hai là đối tượng bị tác động, trong cấu trúc ngữ nghĩa được gọi là Đối thể và trong CTCP giữ vai trò là Bổ ngữ.

Các tiểu loại VTQT hữu tác bao gồm: 1/ VTQT hữu tác chuyển vị; 2/ VTQT hữu tác chuyển thái và 3/ VTQT hữu tác huỷ diệt.

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)