1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây
3.1.2.4. Phân biệt cấu trúc gây khiến-kết quả và cấu trúc có gia ngữ chỉ kết quả và tân ngữ chỉ đích thể
kết quả và tân ngữ chỉ đích thể
Theo Diệp Quang Ban (2005) trong tiếng Việt có một kiểu cấu trúc khá gần gũi với cấu trúc gây khiến - kết quả nhưng là cấu trúc có vị tố là động từ chuyển tác vốn mang hàm nghĩa về một hệ quả. Ví dụ:
(3.7) Giáp uốn cong cây sắt.
(3.8) Giáp bẻ gãy thanh gỗ.
Hai ví dụ trên giống nhau về cú pháp và nghĩa biểu hiện. Diệp Quang Ban cho rằng về quan hệ cú pháp, cây sắt/thanh gỗ là tân ngữ của uốn/bẻ vì không thể đặt cho
vào sau uốn/bẻ mà không làm thay đổi nghĩa biểu hiện của câu. Về nghĩa biểu hiện,
cây sắt là đích thể (vì nó là thực thể chịu tác động của cong) chứ không phải là chủ
thể logic của cong. Câu hỏi thăm dò đối với tân ngữ của câu Giáp uốn cong cây sắt là
Giáp uốn cong cái gì?; trong khi đó câu hỏi thăm dò của câu gây khiến - kết quả là
Việc gì khiến cho cây sắt cong? Vì vậy, theo tác giả, các câu trên không phải là câu gây khiến - kết quả mà chỉ là câu ngoại động có gia ngữ kết quả và tân ngữ đích thể.
Tuy nhiên chúng tôi không hoàn toàn nhất trí với quan điểm này vì trong ví dụ
Giáp uốn cong cây sắt thì cây sắt vừa là bị thể của uốn vừa là chủ thể logic của cong. Áp dụng thủ pháp cải biến tách câu, chúng ta có thể tách câu (3.7) thành hai mệnh đề,
mệnh đề thứ nhất biểu hiện nguyên nhân và mệnh đề thứ hai biểu hiện kết quả: Giáp
uốn cây sắt và Cây sắt cong.
Tương tự như vậy, câu (3.8) cũng tách được thành hai mệnh đề nguyên nhân và kết quả: Giáp bẻ thanh gỗ và Thanh gỗ gãy.
Đây là bằng chứng cho thấy các câu trên không phải là các câu ngoại động bình thường mà là các câu có cấu trúc gây khiến - kết quả.