Điểm luận các yếu tố thời-thể, tình thái trong tiếng Việt 1 Thờ

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 110)

1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây

4.3.1. Điểm luận các yếu tố thời-thể, tình thái trong tiếng Việt 1 Thờ

4.3.1.1. Thời

Phạm trù thời (tense) có nội dung khá rộng rãi và nó được nhiều nhà nghiên cứu phân biệt thành hai bộ phận là thời tuyệt đối và thời tương đối. Sự phân biệt như vậy rất hữu ích khi bàn đến phạm trù thời của các ngôn ngữ. Để xác định trong tiếng Việt có phạm trù thời hay không, cần biết tiếng Việt có những phương tiện diễn đạt nào liên quan đến thời và phương tiện đó thuộc về thời tuyệt đối hay thời tương đối. Các nghiên cứu liên quan đến phạm trù thời trong tiếng Việt tương đối nhiều, về cơ bản có hai luồng ý kiến hoặc khẳng định hoặc phủ nhận sự tồn tại của phạm trù này. Nhưng ngay cả các tác giả thừa nhận có phạm trù thời trong tiếng Việt cũng đưa ra những luận giải khác nhau. Chúng tôi cho rằng, tiếng Việt có phạm trù thời, nhưng nó có điểm riêng so với các ngôn ngữ khác. Điểm riêng là tiếng Việt không có kiểu diễn đạt thời tuyệt đối mà chỉ có kiểu diễn đạt giống thời tương đối, tức là nó không có kiểu thời hiểu trong quan hệ với thời điểm nói. Như vậy, thế đối lập rõ nhất của phạm

107

trù thời tiếng Việt là nội tại – ngoại tại. Thì nội tại (thể) gồm có sự bắt đầu, sự tiếp diễn và sự hoàn thành và thường được diễn đạt bằng một số yếu tố ngữ pháp tính như

vừa, mới, rồi, xong, xong rồi, còn, vẫn, v.v. hoặc một số vị từ tình thái. Thì ngoại tại diễn đạt mối quan hệ thời gian giữa một số sự kiện có quan hệ với nhau và được diễn đạt bằng đã, đang, sẽ. Cách hiểu như vậy về khái niệm thời của tiếng Việt có khả năng đáp ứng được các điều kiện của lí thuyết về thời trong ngữ pháp.

Tuy nhiên, một số nhà ngữ pháp khác cho rằng mọi thời đều có nguồn gốc ở thời hiện tại xét trong quan hệ với thời điểm nói (thời hiện tại tuyệt đối). Chúng tôi tán thành đề xuất của Diệp Quang Ban (2005) khi đưa ra một giải pháp có thể nói là “tiện dụng” với tiếng Việt là trình bày tính thời gian (temporality) dưới hình thức một hệ thống các yếu tố tình thái diễn đạt nó với sự phân biệt thành những phạm trù cụ thể nhỏ hơn do những yếu tố cụ thể diễn đạt. Các yếu tố tình thái này, về mặt từ loại, gồm một số phụ từ (tác giả gọi là phó từ) đứng trước hoặc sau vị từ. Chẳng hạn như các phụ từ chỉ tốc độ-bất ngờ vừa trình bày ở trên cũng có thể được xếp vào một nhóm trong số các yếu tố này. Cần lưu ý rằng, về mặt nghĩa và sử dụng, giữa các yếu tố cụ thể này không phải bao giờ cũng có những đường ranh giới rành mạch. Trong những hoàn cảnh sử dụng cụ thể, các yếu tố cũng có thể diễn đạt những nội dung khác nhau, đồng thời cũng có những trường hợp các yếu tố được sử dụng bổ trợ cho nhau để cùng diễn đạt một nội dung của sự tình.

4.3.1.2. Thể

Trong các tài liệu ngôn ngữ học, thể (aspect) là một khái niệm đã được thừa nhận là phạm trù phổ quát – ít nhất là phổ quát hơn thời; Lyons cho rằng nhiều ngôn ngữ không có thời nhưng rất ít ngôn ngữ không có thể. Và nhiều nhà ngữ học cho rằng thể vẫn là một phạm trù ít được hoặc chưa được chú ý đầy đủ.

Phạm trù thời liên quan đến việc định vị thời gian của sự tình đang được nói đến (event time) trong quan hệ với thời gian của phát ngôn (thời điểm đưa ra phát ngôn - speech time) hoặc/ và thời gian quy chiếu (reference time). Trong khi đó, thể là một phạm trù ngôn ngữ học biểu hiện đặc trưng thời gian mang tính chủ quan (subjective) về sự tình được diễn đạt, hay nói cách khác, thể đặc trưng cho góc nhìn của người nói về đường nét thời gian của sự tình. Một sự tình diễn ra có thể được người nói nhìn từ ngoài như một toàn thể hoặc nhìn từ trong ở một khúc đoạn nào đó [115, tr.24].

108

Các nhà nghiên cứu thường phân chia thể thành thể ngữ pháp (grammatical aspect) và thể từ vựng (lexical, situational hay inherent aspect, và đặc biệt là Aktionsart), và không ít khi cặp khái niệm aspect – Aktionsart được diễn giải như là sự đối lập giữa thể ngữ pháp và thể từ vựng. Sự đối lập này có lẽ căn cứ vào các ngôn ngữ Ấn Âu vốn ít nhiều dựa vào hệ biến hình (inflection) ngữ pháp để đánh dấu thể. Xuất phát từ quan điểm cho rằng thể là một phạm trù phổ quát mà ngôn ngữ nào cũng có cách biểu hiện (về mặt này nó đối lập với thì), chúng tôi cho rằng trước hết nó phải được xác định như một phạm trù mang tính ngữ nghĩa. Nghĩa là, nội dung ngữ nghĩa của vị từ, của các tham tố của vị từ, và sự tương tác giữa chúng sẽ hình thành giá trị thể. Chúng tôi rất tâm đắc với khái niệm “verb constellation” (vị từ chum) mà Smith đưa ra để biểu hiện quan hệ giữa vị từ và các tham tố của nó [85, tr.12]. Thống nhất ở quan điểm này sẽ dễ chấp nhận hơn các biện luận về sự chuyển hóa của vị từ liên quan đến các yếu tố thể sẽ được trình bày dưới đây.

4.3.1.3. Tình thái

Tính phức tạp của khái niệm tình thái là một điều ai cũng phải thừa nhận. Trên thế giới có nhiều quan niểm rộng hẹp khác nhau về tình thái. Tác giả Vinogradov xem tình thái như một phạm trù ngữ pháp biểu thị những mối quan hệ khác nhau của thông báo với thực tế. O.B. Xirotinina lại cho rằng tình thái tính nằm trong vị tính của câu. Lyons cho tình thái là “quan điểm hoặc thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu nói biểu thị hoặc cái tình huống mà mệnh đề miêu tả”. Gak thì quan niệm rằng tình thái phản ánh mối quan hệ của người nói đối với nội dung phát ngôn và nội dung phát ngôn đối với thực tế. Theo Palmer, tình thái là thông tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói đến trong câu. J. Bybee thì hiểu tình thái theo nghĩa rộng, tức là “tất cả những gì mà người nói thực hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh đề”. Trong nước, các công trình nghiên cứu về tình thái cũng phản ánh tính chất đa dạng phức tạp của vấn đề này. Có thể kể đến các ý kiến của Hoàng Trọng Phiến, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Quang Thiêm, Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp, v.v. Chẳng hạn, theo Diệp Quang Ban, nghĩa tình thái là bộ phận chỉ ý định, thái độ, tình cảm của người nói đối với điều được nói ra, quan hệ của người nói đối với người nghe [1, tr. 181]. Nguyễn Thiện Giáp cho tình thái trong ngôn ngữ là thái độ của người nói với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay tình trạng mà mệnh đề đó miêu tả, là thông tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói ra [31,

109

tr. 416]. Còn Lê Quang Thiêm thì khẳng định: “nghĩa tình thái tham gia vào quá trình thực tại hoá, biến nội dung sự tình ở dạng tiềm năng thành lời hiện thực với nội dung ý nghĩa xác định” [105, tr.182]. Để tránh sa đà vào các vấn đề lý thuyết chung, những tranh luận xung quanh nghĩa tình thái, phân loại và các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái, ở đây chúng tôi chỉ quan tâm đến các yếu tố “tình thái tính” tham gia vào việc hỗ trợ cho sự chuyển hóa của vị từ - sự tình.

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)