Vai trò hỗ trợ cho sự chuyển hóa vị từ tĩnh thành vị từ động

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 104)

1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây

4.2.3. Vai trò hỗ trợ cho sự chuyển hóa vị từ tĩnh thành vị từ động

Như đã biết, một trong những đặc trưng chủ yếu khiến cho các sự tình [+ động] phân biệt với các sự tình [- động] (tĩnh) là chiều “tốc độ” và những tình thái hoặc phương thức có liên quan đến chiều này, và dĩ nhiên, một sự tình tĩnh không thể có chiều này.

Đặc trưng này là một trong những tiêu chí để nhận diện một vị từ [+động]. Chỉ có một vị từ [+ động] mới có thể đi với một từ tình thái chỉ tốc độ thực hiện, sự khởi đầu hay sự kết thúc của chuyển động, cách thức bắt đầu hay kết thúc, và có thể được bổ nghĩa bằng một vị từ chỉ tốc độ. Ví dụ: những từ tình thái như bèn, bỗng, đột nhiên, liền, suýt, vụt, từ từ, ngừng, v.v. trước vị từ hạt nhân, hay các vị từ chỉ tốc độ như nhanh, chậm, thoăn thoắt, vội vàng, thong thả, v.v. đặt ở phía sau làm trạng ngữ cho vị từ.

101

Tất cả các từ trong nhóm đều có chung nét nghĩa là chỉ tính chất bất ngờ, tốc độ của sự tình được miêu tả trong câu. Sự tình đó thường là một hành động hay một quá trình, được biểu thị bằng các vị từ tương ứng. Nhưng trong trường hợp các sự tình có ý nghĩa [+ động] được biểu hiện bằng các vị từ [- động] thì sự tham gia của các phụ từ chỉ tốc độ, sự bất ngờ có ý nghĩa như một tác tử đánh dấu sự chuyển hóa của vị từ từ đặc trưng [- động] sang đặc trưng [+ động]. Và tuy cùng biểu hiện tốc độ, sự bất ngờ, nhưng ý nghĩa cũng như cách sử dụng của từng từ trong từng trường hợp cụ thể lại có sự phân biệt vô cùng tinh tế, cụ thể như sau:

Phụ từ bỗng đặt ở đầu câu, cũng có thể đứng trước vị từ trong câu nhằm nói

đến hành động, quá trình xảy ra một cách tự nhiên đến không thể ng ờ, không thể lường trước được, đặc biệt là hoạt động đó diễn ra rồi nhanh chóng kết thúc, hoặc cũng có thể kéo dài, ví dụ:

(4.5) Bởi nhắc đến vợ, thầy nó bỗng nhớ ra một điều... [NC, TTTN]

(4.6) Tôi bỗng nghĩ hay là cái Nhâm, cái Châu chết rồi. [TH, CD]

(4.7) Trong nhà, bỗng tối sầm. [TH, CD]

Trong những ví dụ trên, phụ từ bỗng đi kèm với các vị từ chỉ một trạng thái (tối sầm) hay một hoạt động tri nhận – cảm giác thuộc tinh thần (nhớ, nghĩ) có tác dụng bổ trợ ngữ nghĩa cho các vị từ này trong việc diễn đạt một sự tình động.

Phụ từ đột nhiên thường được đạt ở đầu hoặc có thể trước vị từ trong câu nhằm

miêu tả hành động hay quá trình xảy ra một cách đột ngột, nhiều khi bất thường, hoặc miêu tả một trạng thái mới nảy sinh một cách bất ngờ, ví dụ:

(4.8) Đột nhiên Hộ nảy ra ý muốn lại gần Từ, nhìn kỹ xem mặt từ lúc bấy giờ

ra sao. [NC, TTTN]

(4.9) Hắn đột nhiên hoảng sợ, nhỏm dậy, mắt nhớn nhác tìm Từ. [NC, TTTN]

(4.10) Giá xăng đột nhiên tăng vọt. (Báo)

Vụt luôn đứng trước vị từ biểu thị sự biến đổi trạng thái diễn ra rất nhanh và

đột ngột, chẳng hạn vụt đứng dậy, vụt nhớ ra, vụt nghĩ đến, vụt nảy ra sáng kiến, v.v.

(4.11) Tại sao Điền lại vụt nghĩ đến những hình ảnh lả lơi ấy? [NC, TTTN]

Lập tức có thể được đặt ở đầu câu, cũng có thể được đặt trước vị từ trong câu nhằm thể hiện tích chất nhanh chóng, bất ngờ của hoạt động xảy ra kế tiếp nhau, cũng có thể là một sự tác động sai khiến nào đó, nó có thể hỗ trợ chuyển hóa cho một vị từ tĩnh như:

102

Ngay lập tức là phụ từ mang nghĩa như lập tức nhưng sắc thái nghĩa mạnh hơn

lập tức. Ví dụ:

(4.13) Suốt nhiều năm sau đó, tôi không dám nhớ má, bởi ngay vừa khi nghĩ

đến má, ngay lập tức hình ảnh ấy lại hiện ra. [NNT, CĐBT]

(4.14) Chị thấu hiểu đàn ông đến nỗi, ngay lập tức chị ngó về phía chúng tôi,

ngầm báo cuộc thương lượng (về một sự đổi chác) đã kết thúc. [NNT, CĐBT]

Thốt thường đứng trước vị từ thể hiện hoạt động, trạng thái tâm lý tình cảm xảy ra thình lình, nhanh chóng, chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, như:

Nghe nói, thốt động lòng; Thốt giật mình; Thốt kêu lên; Nó làm tôi giật thốt.

Chúng ta cần phân biệt thốt là phụ từ chỉ bất ngờ, tốc đô ̣ vớ i thốt là vị từ như trong Nó thốt lên những lời khó nghe! Thốt trong câu này là vị từ đồng nghĩa với nói, trả lời, mang nghĩa bật ra thành tiếng thành lời một cách tự nhiên và thình lình,

đương nhiên nó mang nghĩa sự vật, và khi hành chức, thốt thường đi kèm với từ chỉ

hướng lên, ra.

Thoắt là một phụ từ luôn đứng trước vị từ nhằm chỉ một tình thế xảy ra quá nhanh chóng, chỉ trong chốc lát, như thoắt ẩn, thoắt hiện, v.v. Chẳng hạn:

(4.15) Thoắt quang đãng, thoắt âm u, thoắt khoái trá, thoắt đau đớn...

[NNT, CĐBT]

Bất giác là phụ từ đứng trước vị từ trong câu miêu tả cử chỉ, hành động, cảm xúc, ý nghĩ chợt đến ngoài ý định, chẳng hạn:

(4.16) Tôi bất giác ứa nước mắt, rồi nhận thấy cha đang nhìn mình, tôi bệu bạo cười. [NNT, CĐBT]

Bất thần là phụ từ có thể làm phần phụ trong câu, nói đến sự việc xảy ra hoàn toàn không ai lường trước được, xảy ra bất tình lình, ví dụ:

(4.17) Những cảnh ân ái với hoặc Loan hoặc Tuyết lại bất thần đến chiếm chỗ

trong sự mơ màng của Long. [VTP, GT]

Vội là phụ từ khi làm phụ ngữ cho cụm vị từ sẽ biểu thị thời gian diễn ra của

hành động là sớm hơn bình thường do cố tình không muốn chờ hoặc do vô ý, hoặc miêu tả một hành động hết sức nhanh để cho kịp, cho xong do bị thúc ép về thời gian. Các vị từ tĩnh cũng có thể kết hợp với phụ từ này, ví dụ:

(4.18) Chưa chi đã vội lo!

(4.19) Đừng vội mừng!

103

Thoạt là phụ từ đứng trước vị từ mang nghĩa cảm biết, chủ thể vừa mới làm gì đó đã có ngay nhận thức, tình cảm hoặc xảy ra ngay sự việc sẽ nói đến. Chẳng hạn:

(4.21) Mới thoạt trông thấy bà lão, bà Phó Thụ tưởng là một con mẹ ăn mà y. [NC, TTTN]

Thoạt còn là phụ từ biểu thị sự nối tiếp nhanh chóng của những hoạt động trái ngược nhau, điều này vừa xảy ra đã tiếp ngay đến điều kia, vừa mới ở trạng thái này đã chuyển ngay sang trạng thái khác. Chẳng hạn:

(4.22) Thoạt nghe đã hiểu.

(4.23) Cái áo thoạt nhìn thì cũng đẹp.

Chợt là phụ từ đứng trước vị từ, hoặc làm thành phần phụ của câu, nhằm diễn

tả hoạt động xảy ra thình lình trong khoảnh khoắc. Chẳng hạn:

(4.24) Chợt nhận ra chồng, đôi mắt chị sáng hẳn lên vì mừng rỡ. [NC, TTTN]

(4.25) Tôi chợt nghĩ, sự bất thường của Điền, chẳng qua nằm trong huỗi rất

dài của sự trừng phạt. [NNT, CĐBT]

Sực cũng như chợt, là một phụ từ đứng trước một số vị từ tâm lý, đó là những

trạng thái tâm – sinh lý từ trạng thái ngủ hoặc không nhận thức chuyển sang trạng thái tỉnh hoặc nhận thức. Ví dụ:

(4.26) Nửa đêm sực tỉnh đời pha mộng Da diết lòng anh một chữ nhân. [Tố Hữu]

Phát cũng là một phụ từ thường đứng trước vị từ chỉ tâm sinh lý hoặc cảm giác, tình cảm, biểu thị sự nảy sinh một trạng thái tâm sinh lý nào đó do tác động mạnh mẽ của một nhận thức, một cảm xúc. Ví dụ:

(4.27) Trông thị ăn mặc mà tôi phát khiếp. [NC, TTTN]

(4.28) Tôi phát ngượng cho thị. [NC, TTTN]

Tức thì mang nghĩa ngay liền lúc đó, thường đứng trước và sau vị từ, (thường

là VTHĐ di chuyển), (tương đương với ngay tức thì) nhằm diễn tả sự kế tiếp diễn ra

một hoạt động mang tính liên tục. Ví dụ:

(4.29) Nhận ra bà cái đĩ ở, tức thì mặt bà nguỵu xuống. [NC, TTTN]

(4.30) …Mịch tức thì mất hết can đảm, để lộ sự sợ hãi, chân tay run lên, mặt

tái đi. [VTP, GT]

Tức khắc đồng nghĩa (synonymy) với tức thì, là phụ từ mang nghĩa liền ngay lúc đó nhưng tính tốc độ lại thấp hơn so với tức thì. Chẳng hạn:

(4.31) Vì rằng sau chuỗi cười kỳ lạ và hỗn độn ấy, tức khắc có một giọng khàn

104

(4.32) Ông cụ tỉnh cơn ngủ gật tức khắc [VTP, SĐ]

(4.33) … Bà đã tức khắc dò hỏi…rồi đi. [VTP, SĐ]

Tức thì là phụ từ chỉ sự biến đổi xảy ra trong khoảnh khắc. Chẳng hạn: (4.34) Một con chó xồ ra trước một cái cổng… tức thì phốc một cá i. [VTP, GT]

Tự nhiên là phụ từ thường đứng trước vị từ và làm thành phần phụ của câu nhằm miêu tả sự việc xảy ra không hoặc không rõ lý do, tựa như là một hiện tượng thuần túy trong tự nhiên vậy. Chẳng hạn:

(4.35) Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. [NC, TTTN]

Tự dưng là phụ từ thường đứng trước vị từ nói đến tính tự nhiên, không rõ vì sao xảy ra của sự việc. Khi sử dụng phụ từ này, người nói không có sự xúc cảm trước sự biến đổi bất thường ở chủ thể. Ví dụ:

(4.36) Tự dưng nét mặt chị bỗng âu yếm lạ,… [NNT, CĐBT]

Đột ngột thường đứng trước vị từ nhằm diễn tả sự thể diễn ra quá bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước nào. Chẳng hạn:

(4.37) Trời đột ngột trở lạnh.

Thốt nhiên có thể di chuyển trong ba vị trí, đầu câu, giữa câu (trước vị từ) nói đến tính chất thình lình, bất ngờ và một cách nhanh chóng khi xảy ra của một hiện tượng tâm lí, hay một hành vi nào đó. Chẳng hạn:

(4.38) Hài thốt nhiên lại thấy mình ốm yếu. [NC, TTTN]

Hốt nhiên cũng như bỗng nhiên, có thể kết hợp với vị từ tồn tại hay vị từ quá trình như trong các ví dụ sau:

(4.39) Hốt nhiên, cả một gia đình đã mất sinh kế. [VTP, GT]

(4.40) Hốt nhiên, chuông điện thoại ran lên. [VTP, GT]

Bỗng chốc là phụ từ chỉ tính không nguyên cớ của sự tiêu tán nhanh chóng một sự tình, đứng trước cụm vị từ nhằm biểu thị tính chất tốc độ của sự tình mà không đề cập đến thời điểm kết thúc.

(4.41) Bỗng chốc cùng nhau cao tiếng họa, Đời tiên rộn rã khắp tiên cung…

[Huy Cận – Vẻ đẹp thoáng qua]

Bỗng dưng là từ cũng mang nghĩa chung của phụ từ chỉ bất ngờ tốc độ, nhưng

bỗng dưng khác biệt với các phụ từ khác là ở tính không rõ nguyên nhân, lý do xảy ra của sự tình, đặc biệt là gợi sắc thái tiêu cực. Chẳng hạn:

(4.42) Đang vui, bỗng dưng hắn buồn.

105

Bỗng đâu là phụ từ ngoài những nét nghĩa cơ bản của một phụ từ chỉ bất ngờ , tốc độ, đứng sau vị từ trong câu nhằm biểu hiện sự tình diễn ra bất ng ờ , không rõ nguyên cớ, không biết từ đâu đưa tới. Chẳng hạn:

(4.44) Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi. [Nguyễn Du – Truyện Kiều]

(4.45) Nước mắt Long bỗng đâu cứ ứa ra… [VTP, GT]

Bỗng nhiên là phụ từ làm phần phụ cho câu, làm phụ ngữ cho cụm vị từ chỉ hoạt động, quá trình xảy ra một cách tự nhiên, bất ngờ, chủ thể tác động không ngờ, không lường trước được, tạo sự chú ý trong chủ thể tác động. Chẳng hạn:

(4.46) Tôi bỗng nhiên thành ra không nhà.

Bất chợt là phụ từ mang nét nghĩa như chợt nhưng ở bất chợt, tính chất bất ngờ ở mức độ cao hơn, thường đứng trước vị từ trong câu biểu thị sự tình diễn ra bất ngờ và có thể kết thúc nhanh chóng. Chẳng hạn:

(4.47) Tnú bất chợt nghe một luồng lạnh rân rân ở mặt và ở ngực. [Nguyễn Trung Thành – Rừng Xà Nu]

Bất đồ là phụ từ dùng làm thành phần phụ cho câu nhằm thể hiện tính chất bất tình lình, không liệu trước được của sự tình xảy ra. Chẳng hạn: Trời đang quang đãng, bất đồ đổ mưa.

Bừng là phụ từ đứng trước vị từ nhằm nói đến sự chuyển đổi một trạng thái nào đó hết sức đột ngột, rõ ràng và mạnh mẽ. Chẳng hạn:

(4.48) Đêm qua nằm mộng thấy oanh oanh,

Bừng sáng trong gương bóng hiện người. [Lưu Trọng Lư – Mộng Oanh Oanh]

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 104)