Vị từ trạng thá

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 52)

Thuật ngữ trạng thái được dùng để chỉ chung những tính chất và những tình trạng của sự vật. Tính chất là đặc trưng thường tồn tại của một đối tượng. Tình trạng là một trạng thái nhất thời. Sự phân biệt này dĩ nhiên là tương đối, vì tính chất cũng có thể thay đổi hoặc mất đi, và đối tượng có thể xuất hiện những tính chất khác. Tuy nhiên sự phân biệt này có nhiều trường hợp được phản ánh trong cách xử lý của rất nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là khi nói đến những thuộc tính hay trạng thái tinh thần của con người.

49

Các vị từ chỉ tính chất [- động] [+nội tại] [+thường tồn] bao gồm các tiểu loại vị từ: chỉ tính chất phẩm chất của đối tượng, đó là các vị từ chỉ đặc trưng vật lí ở các vật vô sinh: rắn, mềm, mỏng, loãng, loảng, đặc, cứng, khô, lỏng, nhũn, chắc, cỗi, cũ, cương, cường, mới, sắc, dai, dày, giòn, dẻo,… Các tính chất vật chất của vật hữu sinh: khoẻ, yếu, béo, gầy, còm, mập, ốm, già, trẻ,… những đặc trưng về màu sắc

xanh, đỏ, tím, vàng, lục, lam, chàm, hồng, hoe, hung, ghi, trắng, đen, xám,… Đặc trưng về mùi vị hôi, thối, hoi, thơm, ngái, khai, ngọt, bùi, chua, cay, đắng, mặn, hắc, gây, dụi, chát,… Những đặc trưng thuộc về phẩm chất của sự vật thực thể như

đặc tính nhiệt độ nóng, lạnh, ấm, ẩm, hẩm,… Đặc tính về khối lượng kích thước:

lớn, bé, to, nhỏ, nhiều, ít, dài, ngắn, cao, thấp,… Các vị từ chỉ đặc trưng tính chất

thuộc về phẩm chất này đều có thể có các trạng tố chỉ mức độ đi kèm rất, hơi, khá,

quá, lắm,… Đây là đặc trưng của vị từ chỉ phẩm chất, tính chất. Các vị từ này đều có thể kết hợp với các trạng tố chỉ hướng ra, lên, đi, lại,… và các trạng tố vừa mang

ý nghĩa ngữ pháp, vừa mang ý nghĩa thời thể đã, đang, sẽ, vừa, mới, từng, không,

chưa, chẳng… biểu thị đặc trưng diễn tiến quá trình, chuyển từ đặc trưng tĩnh sang đặc trưng động.

Các vị từ tình trạng [- động] [+ nội tại] [- thường tồn] biểu hiện một cách thức tồn tại nhất thời không nằm trong thuộc tính của đối tượng, còn có thể chia nhỏ hơn theo thông số [thể chất] để phân biệt vật trạng với thể trạng, ấn tượng với cảm xúc. Các tình trạng vật chất có thể có được ở các vật vô sinh thường là do tác động vật lý hay hóa học của môi trường quy định. Các tình trạng vật chất có thể có được ở các vật hữu sinh cũng vậy, nhưng thêm vào đó còn có những nhân tố thuộc lĩnh vực sinh lí. Ở các động vật còn phải kể thêm những tình trạng tâm lí chủ quan: những cảm giác như đau, nóng, khoái cảm, v.v., những tâm trạng như vui, sợ, lo, mừng, v.v.

Những vị từ chỉ trạng thái trên đây thường là những vị từ đơn trị, và câu chỉ trạng thái thường là câu một diễn tố. Diễn tố này chỉ chủ thể mang tính chất hay trạng thái, chủ thể đang ở trong tình trạng được biểu thị, gọi là tỉnh thể hay đương thể (carrier).

Nhưng bên cạnh đó thì phải kể đến những vị từ song trị như thích, yêu, thương, ghét, thù, giận, sợ, kính nể, trọng, phục, v.v. (tình cảm). Những câu chỉ những trạng thái tâm lí, những tình cảm trên đây có hai diễn tố, trong đó diễn tố thứ nhất là kẻ mang hay kẻ thể nghiệm tình cảm được vị từ biểu thị gọi là nghiệm thể (experiencer) và diễn tố thứ hai là đối tượng gây nên tình cảm đó.

50

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 52)