Cƣơng vị cú pháp của từ chỉ hƣớng khi đứng sau các từ loại khác

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 59)

a) Từ chỉ hướng đứng sau động từ

Các động từ đứng trước từ chỉ hướng có thể phân biệt thành ba loại: động từ di chuyển, động từ chỉ tư thế, các động từ khác (không thuộc hai loại vừa nêu).

a1) Động từ di chuyển (gồm động từ tự di chuyển và động từ di chuyển vật) đứng trước từ chỉ hướng được dùng theo hai cách: không có từ chỉ đích và có từ chỉ đích đứng sau từ chỉ hướng.

- Sau từ chỉ hướng không có từ chỉ đích, hay đường đi như chạy ra, đem vào,

đi vào, đưa lên, bỏ xuống, mở ra, đóng lại, v.v.

- Sau từ chỉ hướng có từ chỉ đích như chạy ra sân, đem vào nhà, đưa lên gác, bỏ xuống hầm, hay chỉ đường đi như chạy qua cầu, hay chỉ phương tiện như đi qua đò.

a2) Động từ chỉ tư thế được hiểu là chỉ sự thể có tính chủ động, khi chúng

đứng trước từ chỉ hướng thì được bổ sung thêm tính động, như đứng lên, ngồi xuống,

ngồi lên, cầm lên, v.v.

Động từ chỉ “tư thế” có tính chuyển tác như cầm viên phấn khi thêm lên vào

56

a3) Các động từ khác đứng trước từ chỉ hướng có thể chỉ hoạt động vật chất

hoặc chỉ hoạt động tinh thần, với những nội dung rất phức tạp. Sau đây là một số nội dung khái quát dễ nhận biết và thường gặp. Các từ chỉ hướng đem lại cho động từ chỉ hoạt động vật chất ý nghĩa về hướng phát triển hoặc hướng suy thoái của sự vật, hoặc kết quả, các hướng khái quát này có thể là tích cực hoặc tiêu cực.

Ví dụ:

(2.6) Bông hoa nở ra. (phát triển) (2.7) Mặt nó sị xuống. (phát triển) (2.8) Mảnh vải co lại. (suy thoái)

(2.9) Quả trứng nở ra con gà con. (kết quả)

Các từ chỉ hướng đem lại cho động từ chỉ hoạt động tinh thần ý nghĩa về kết

quả, như nghĩ ra, nhớ ra, nhớ lại, quên đi, v.v. Các động từ chỉ hoạt động tinh thần

này có thể có những danh từ làm tân ngữ hoặc bổ ngữ đứng sau từ chỉ hướng, như

nhận ra thiếu sót, hiểu ra sự việc, nhìn ra vấn đề, quên đi những nỗi khổ, v.v.

b) Từ chỉ hướng đứng sau tính từ

Từ chỉ hướng đứng sau các tính từ chỉ trạng thái (với nét nghĩa [- động], [- chủ ý] được bổ sung nét nghĩa động và cho thấy hướng phát triển của một tính chất nào đó, như béo ra, gầy đi, sáng ra, tối lại, tốt lên, thắm lại, v.v.

c) Từ chỉ hướng đứng sau danh từ

Từ chỉ hướng đứng sau danh từ là trường hợp há hiếm hoi, nhưng không phải là không có. Với từ chỉ hướng đứng sau, các danh từ này được bổ sung tính động, như (đầu óc ngày càng) bã đậu ra, (cho nó mới) con người lên (chứ).

Có thể nói hai trường hợp từ chỉ hướng đứng sau tính từ và danh từ làm thành một tổ hợp động từ tính, hay làm thành hiện tượng ẩn dụ hóa ngữ pháp.

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 59)