119 Ví dụ về quan hệ nhân quả (gián tiếp):

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 123)

c. Kết hợp với vị từ quan hệ

119 Ví dụ về quan hệ nhân quả (gián tiếp):

Ví dụ về quan hệ nhân quả (gián tiếp):

(4.95) (a) Tai nạn đó bắt đầu khiến tôi (/ mọi người) lo sợ.

(b) Chất thải của nhà máy bắt đầu làm cho cá (/ *con cá) chết.

Ở (4.95), bổ ngữ của câu là một tiểu cú. Sự tình của tiểu cú (4.95a) được diễn đạt bằng vị từ đoạn tính nên dù chủ thể của nó là “tôi” hay “mọi người” thì vẫn có tính thời lượng. Thể khởi phát ở đây được thể hiện đầy đủ. Ở tiểu cú (4.95b), “chết” là vị từ điểm tính; nếu chủ thể là danh ngữ lũy tích “cá”, ta có sự tình đoạn tính, còn nếu chủ thể là danh ngữ đơn số “con cá”, ta có sự tình điểm tính, trường hợp này không đánh dấu thể khởi phát.

Như vậy có thể thấy rằng ở sự tình quan hệ, thể khởi phát cũng có thể được

đánh dấu bằng bắtđầu với những ràng buộc liên quan đến bản chất của vị từ hay/ và

danh ngữ tham tố. Ở những trường hợp có đánh dấu thể khởi phát, tương ứng ta có sự chuyển hóa của vị từ quan hệ [tĩnh] thành vị từ quá trình [động].

4.4. Tiểu kết

Nội dung của chương này tập trung phân tích vai trò hỗ trợ cho sự chuyển hóa của vị từ từ đặc trưng tĩnh sang đặc trưng động của các yếu tố thời, thể, tình thái. Các yếu tố này được tách ra nghiên cứu riêng không chỉ vì có số lượng đáng kể, tần số xuất hiện cao và khả năng kết hợp khá linh hoạt trong ngôn ngữ, mà còn bởi tính chất và đặc trưng phức tạp về ngữ pháp, ngữ nghĩa.

Trước hết, các phụ từ chỉ tốc độ - bất ngờ có thể xem như những tác tử chuyển hóa tường minh về nghĩa từ vựng. Sau khi điểm qua vài nét về vị trí của nhóm từ này trong hệ thống từ loại tiếng Việt và quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi trình bày quan điểm riêng của mình về nhóm từ này ở góc độ là yếu tố tham gia vào sự chuyển hóa của sự tình. Cụ thể, đặc trưng chỉ diễn tiến hay tốc độ của hành động hoặc quá trình vốn là đặc trưng của sự tình động. Trong câu có vị từ trung tâm mang bản chất là tĩnh (trạng thái, quan hệ, tồn tại, tư thế) lại có sự xuất hiện của các phụ từ tốc độ - bất ngờ, sự tình được miêu tả sẽ mang tính động. Ngữ nghĩa của từng từ trong từng kết hợp cụ thể có sự phân biệt rất tinh tế, vì vậy chúng tôi liệt kê hầu hết các trường hợp thường gặp với những ví dụ cụ thể. Ngữ nghĩa của vị từ chuyển hóa cũng được phân loại nhỏ hơn, theo đó có những kết hợp (i) biểu thị sự xuất hiện bất ngờ của một trạng thái, quá trình hay hành động; (ii) biểu thị diễn biến của một hành động/quá trình; (iii) biểu thị tốc độ của sự tình và (iv) biểu thị sự nảy sinh của một cảm giác, tình cảm, tâm trạng, v.v.

120

Đối với các yếu tố thời, thể, tình thái chuyên dụng xét trong những kết hợp cụ thể với từng tiểu loại vị từ tĩnh, tình hình còn có phần phức tạp hơn bởi chúng có những điều kiện khống chế và ràng buộc về ngữ nghĩa-ngữ pháp tương đối nghiêm ngặt. Một số trường hợp như vậy được phân tích kĩ về khả năng kết hợp và những tác động tình thái, ví dụ như với đang – một yếu tố thời-thể điển hình, hay với bắt đầu – một yếu tố đánh dấu thể khởi phát tường minh. Trong đó thể khởi phát được xem xét như một biểu hiện năng động của sự chuyển hóa vị từ, khi nó có năng kết hợp rộng rãi với hầu hết tất cả các lớp/nhóm/loại vị từ tĩnh (Trạng thái, Tồn tại, Quan hệ) để biểu hiện một sự tình động. Đây là một trường hợp thú vị nhưng khá phức tạp khi khảo sát sự chuyển hóa của vị từ, hứa hẹn nhiều khả năng mở rộng nghiên cứu.

121

KẾT LUẬN

Tổng kết lại những phần đã được trình bày trong luận văn, chúng tôi rút ra một số kết luận chính như sau:

1. Vị từ là những từ có khả năng tự mình làm vị ngữ hoặc làm hạt nhân ngữ nghĩa của một vị ngữ biểu thị nội dung sự tình của thế giới được nói đến trong câu. Hay nói một cách khác, vị từ là từ chuyên biểu hiện nội dung của sự tình. Nó mang gánh nặng ngữ nghĩa-ngữ pháp của toàn câu. Vị từ là trung tâm trong CTCP và CTNBH của câu. Chính vị từ là yếu tố quyết định số lượng cũng như đặc trưng của các yếu tố xung quanh nó.

Nghĩa biểu hiện phản ánh cái sự tình của thế giới được nói đến trong câu. Đó là nghĩa đề cập đến một sự tình (sự việc, sự thể) nào đó trong hiện thực. Mỗi sự tình có một cấu trúc, thường bao gồm lõi là một vị tố và các tham thể. Vị tố là hạt nhân của sự tình, còn các tham thể là các thực thể tham gia vào sự tình. Trong thực tế có nhiều loại sự tình (hành động, quá trình, trạng thái, tư thế, quan hệ…), chúng khác nhau về đặc điểm của vị tố và về số lượng, đặc điểm của các tham thể.

Miêu tả sự chuyển hóa của vị từ tức là miêu tả cái đặc trưng ngữ nghĩa của vị từ trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu thể hiện sự chuyển hóa nghĩa của sự tình. Hay nói cụ thể hơn, sự chuyển hóa ở đây được hiểu là sự chuyển hóa của nghĩa biểu hiện khi biểu đạt nội dung sự tình, là sự chuyển hóa vị từ về mặt chức năng chứ không phải về mặt từ loại.

2. Việc nhận diện và phân loại vị từ là một trong những vấn đề lí thuyết kinh điển đã được nhiều nhà Việt ngữ học quan tâm. Xuất phát từ những tiêu chí hình thức về khả năng kết hợp và các thông số ngữ nghĩa cơ bản để phân biệt vị từ động với vị từ tĩnh. Nhóm vị từ tĩnh bao gồm các tiểu loại vị từ trạng thái, vị từ tồn tại và vị từ quan hệ. Nhóm vị từ động bao gồm các vị từ hành động và vị từ quá trình. Trong mỗi tiểu loại vị từ, ngoài đặc trưng ngữ nghĩa còn có thể dựa vào các tiêu chí diễn trị và các vai nghĩa để phân loại chi tiết hơn. Việc phân chia vị từ thành hai nhóm lớn tĩnh và động là cách làm của chúng tôi để tiện cho việc miêu tả và xác định các phương thức chuyển hóa cụ thể diễn ra ở từng tiểu loại sẽ được khảo sát ở các phần sau.

3. Sự chuyển hóa của vị từ để biểu hiện những loại sự tình khác nhau về đặc trưng [± động] cần sự hỗ trợ của các yếu tố bên ngoài, trong đó có thể nói các từ chỉ hướng (ra, vào, lên, xuống, đi, lại, sang, qua, tới, đến, về) được xem là tác tử chuyển hóa trực tiếp, dễ nhận diện nhất, tần suất hoạt động cao nhất và khả năng kết hợp linh hoạt với nhiều loại vị từ. Ở cương vị là yếu tố hỗ trợ cho sự chuyển hóa của vị từ tĩnh sang vị từ động, nhóm từ chỉ hướng có ý nghĩa chỉ ra hướng chung, có thể là hướng suy giảm hay tăng tiến của một diễn biến thuộc tính chất, hay một sự thay đổi của

122

tình trạng, tức là những sự tình được tri nhận có sự thay đổi diễn ra trong một khoảng thời gian. Sự chuyển hóa này xảy ra với các vị từ trạng thái, và kết quả của nó là các vị từ quá trình vô tác chuyển thái. Trường hợp này thì ý nghĩa chỉ hướng mờ nhạt hơn, so sánh với khi kết hợp với các vị từ hành động [+ di chuyển]. Nhưng đối với các vị từ tư thế mà chúng tôi xếp vào nhóm vị từ tĩnh, thì ý nghĩa chỉ hướng vẫn còn, và chúng cũng có tác dụng chuyển hóa các vị từ tư thế thành các vị từ hành động, thông thường là hành động vô tác chuyển vị.

4. Kết cấu gây khiến - kết quả có thể coi là một trường hợp đặc biệt của sự chuyển hóa vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt. Kết cấu này có sự tham gia của hai loại vị từ, ở vị trí thứ nhất chính là các vị từ gây khiến hay các vị từ hành động tạo tác, diễn đạt sự kiện nguyên nhân, và ở vị trí thứ hai là các vị từ trạng thái hoặc vị từ quá trình diễn đạt sự kiện kết quả. Như vậy, vị từ kết chuỗi mà ta có được thể hiện một sự tình động, có thể là một quá trình hữu tác chuyển thái hoặc một hành động chuyển tác.

Sự chuyển hóa của vị từ có thể diễn ra ở cả kết cấu gây khiến - kết quả phân tích tính và kết cấu gây khiến - kết quả từ vựng tính. Đối với kết cấu phân tích tính, sự chuyến đổi ý nghĩa từ tĩnh sang động của các vị từ thường diễn ra trên các phương diện biến đổi tính chất vật lí và biến đổi trạng thái, tính chất của đối tượng. Tác tử chuyển hóa ở đây được xác định là (i) các vị từ hủy diệt, (ii) các vị từ tác động biểu thị những hành động làm cho đối tượng biến đổi trạng thái và (iii) các vị từ tác động biểu thị những hành động có liên quan đến vị thế của đối tượng. Trong đó, các vị từ gây khiến thuộc nhóm (ii) có lẽ là nhóm chiếm số lượng lớn nhất và đa dạng nhất về nghĩa và công dụng, do đó chúng còn có thể được chia nhỏ hơn nữa. Các yếu tố ngữ

pháp hóa như đánh, làm, gây, khiến, để, bỏ, đâm, sinh, phát tham gia vào quá trình

chuyển hóa của vị từ cũng thuộc về nhóm này.

5. Cũng thuộc vào các yếu tố hỗ trợ cho sự chuyển hóa từ tĩnh sang động của vị từ còn có thể kể đến một hệ thống các yếu tố thời thể, tình thái chuyên dụng trong tiếng Việt. Chúng được tách ra khảo sát riêng vì thứ nhất, chúng có vai trò độc lập trong tổ chức câu, không có tính cố kết cao khi kết hợp với vị từ, so sánh với các kiểu kết cấu có từ chỉ hướng và kết cấu gây khiến kết quả; và thứ hai, tầm tác động của các yếu tố thời thể, tình thái được biểu hiện đối với cấp câu, nó tác động lên toàn bộ cấu trúc câu chứ không chỉ với riêng vị từ. Chúng tôi đề xuất gộp tất cả các yếu tố diễn đạt ý nghĩa “thời gian” trong tiếng Việt thành hệ thống các yếu tố tình thái, bao gồm cả các từ ngữ chỉ thời thể điển hình, các phụ từ chỉ tốc độ-bất ngờ, và thậm chí là cả các yếu tố chỉ hướng.

123

Trong các yếu tố này có những tác tử chuyển hóa tường minh về ý nghĩa từ vựng như nhóm các phụ từ chỉ tốc độ-bất ngờ, hay những từ diễn đạt thể khởi phát như bắt đầu, trở nên. Khả năng hoạt động hỗ trợ chuyển hóa của các yếu tố thời thể, tình thái đối với các vị từ tĩnh là rất rộng, có thể nói là triệt để đối với tất cả các tiểu loại từ vị từ trạng thái (tính chất, tình trạng, tư thế), vị từ tồn tại và cả vị từ quan hệ. Tất nhiên trong những kết hợp cụ thể luôn đòi hỏi những điều kiện khống chế nhất định về ngữ nghĩa-ngữ pháp. Nhìn chung, trong trường hợp này, kết quả là hầu hết các vị từ tĩnh đều chuyển hóa thành vị từ quá trình vô tác (bao gồm cả các VTQT vô tác chuyển vị, VTQT vô tác chuyển thái, VTQT vô tác nảy sinh, VTQT vô tác diệt vong và VTQT vô tác tạo tác).

6. Khi vị từ có sự chuyển hóa về nghĩa biểu hiện của sự tình trong câu, thì các tham thể xoay quanh vị tố cũng đổi vai nghĩa, hoặc không thể xuất hiện trong câu, để cho các tham thể khác, thích hợp với tư cách mới của vị từ, thay thế. Đây cũng là một đặc điểm ngữ nghĩa của sự chuyển hóa nói chung, dù là chuyển hóa theo chiều hướng nào (từ tĩnh sang động và ngược lại), và do sự hỗ trợ của yếu tố nào.

7. Liên quan đến sự chuyển hóa của vị từ, đề tài này có thể mở rộng phạm vi, đối tượng nghiên cứu với hướng chuyển hóa ngược lại, tức là từ vị từ động sang vị từ tĩnh. Thậm chí sự chuyển hóa có thể bao quát tất cả các thông số ngữ nghĩa của vị từ, ở chỗ có bao nhiêu tiêu chí ngữ nghĩa được sử dụng để phân loại vị từ thì cũng có bấy nhiêu khả năng và xu hướng chuyển hóa xoay quanh thông số ngữ nghĩa đó. Khi đó lại cần phải xét đến các yếu tố hỗ trợ hoặc các điều kiện về kết cấu, kiểu câu như những tiêu chí hình thức đầu tiên. Chẳng hạn, ở xu hướng chuyển hóa từ vị từ động sang vị từ tĩnh, điều kiện về kiểu câu đòi hỏi thường là kiểu câu tồn tại định vị, trong

kết cấu bị động hoặc trong kết cấu câu tình thế. Con đường chạy quanh làng. Thung

lũng trèo qua hai dốc núi. Giữa nhà treo một lá cờ đỏ sao vàng. Chiếc khăn vắt trên dây; tấm áo choàng quanh người; quyển sách mở ra; Xe đã chữa xong. Rõ ràng qua các ví dụ trên, chúng ta thấy các vị từ có bản chất là [+ động] nhưng lại xuất hiện trong câu biểu hiện sự tình tĩnh. Bàn thêm như vậy để thấy rằng sự chuyển hóa của vị từ vốn có phạm vi rộng, có thể đào sâu thêm ở nhiều khía cạnh khác như ngữ nghĩa, khả năng kết hợp của vị từ, ý nghĩa tình thái, mối quan hệ tương tác của các yếu tố tham gia, các kiểu kết cấu đặc biệt, v.v.

Ngoài ra, đề tài có thể mở ra một hướng nghiên cứu so sánh đối chiếu sự chuyển hóa của vị từ trong tiếng Việt với các ngôn ngữ khác cùng loại hình hoặc khác loại hình. Hướng đi đó có thể góp thêm tư liệu vào việc nghiên cứu loại hình học và phổ niệm ngôn ngữ, đồng thời cũng có ích cho hoạt động giảng dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ.

124

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)