1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây
3.1.2. Nhận diện kết cấu gây khiến-kết quả 1 Tiêu chí nhận diện
3.1.2.1. Tiêu chí nhận diện
Đối tượng để nhận diện là tương đối phức tạp đòi hỏi phải dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau trong đó có cả các tiêu chí về cấu trúc logic và cấu trúc ngữ nghĩa.
a) Cấu trúc logic của kết cấu gây khiến - kết quả
Kết cấu gây khiến - kết quả bao giờ cũng có mối quan hệ logic giữa một bên là sự kiện (đối tượng) gây tác động (nguyên nhân) và một bên là kết quả do đối tượng tác động đến. Sự kiện kết quả được kéo theo bởi sự kiện nguyên nhân.
A => B, trong đó A là sự kiện nguyên nhân, B là sự kiện kết quả.
(3.1) Hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh
yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người lương thiện. [NC, TTTN]
80
Quan hệ nhân quả là một mối quan hệ cụ thể, nó bao gồm một sự kiện nguyên nhân và một sự kiện kết quả. Dù thế nào, nó cũng xuất phát từ tư duy con người, theo quan điểm triết học. Trong kết cấu gây khiến - kết quả, hai sự kiện nguyên nhân và kết quả phải luôn có sự thống nhất về mặt ngữ nghĩa hoặc gần gũi nhau về mặt ý nghĩa. Ví dụ:
(3.2) Anh còn lạ gì thằng Biền, thế nó bẻ gãy tay tôi, anh có thương không?
[NHT, TN]
Trong câu trên, kết quả của hành động bẻ là tình trạng gãy. Hành động [+ tác động] bẻ còn có thể tạo ra nhiều kiểu kết quả khác, như bẻ quặt, bẻ cong, bẻ rời, bẻ nát, tức là vị từ chỉ kết quả mặc dù có thể là một vị từ trạng thái bất kì nhưng nó cũng có những đòi hỏi và hạn định về sự tương thích ngữ nghĩa. Không thể nào có một kết
quả không tương thích với hành động gây khiến, chẳng hạn như *bẻ trong, *bẻ liền,
*bẻ suôn, v.v.
Mối quan hệ ngữ nghĩa của hai sự kiện phải thống nhất trong cùng một ngữ cảnh, có thể là tình huống, thời gian, không gian xảy ra sự kiện. Vì thế, một câu như
Hắn bị giết chết đêm qua là bình thường nhưng một câu như Hắn chết hôm qua vì bị A giết hôm nay. Câu sau rõ ràng là vô nghĩa vì hai sự kiện không có sự thống nhất về mặt thời gian. Kết quả của sự kiện lại xảy ra trước nguyên nhân của sự kiện đó. Thông thường trong kết cấu gây khiến - kết quả, xét về mặt tư duy tuyến tính thì kết quả phải là hệ quả được kéo theo từ nguyên nhân.