Vai trò của vị từ trung tâm trong kết cấu gây khiến-kết quả

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 93)

1 Tất nhiê nở đây cần phân biệt hình thức của tổ hợp này với kiểu câu có ý nghĩa cầu khiến Đi ở đây

3.3.1. Vai trò của vị từ trung tâm trong kết cấu gây khiến-kết quả

Tham gia vào kết cấu gây khiến - kết quả phân tích tính bao giờ cũng gồm hai vị từ, dù là dạng N1V1N2V2 hay dạng N1V1V2N2. Trong đó V2 có thể đóng vai trò là vị từ quá trình hoặc vị từ chỉ tính chất, trạng thái của đối tượng. Như vậy thì V2 tương đương với một vị từ tĩnh. Trong cả hai dạng kết cấu vừa nêu thì N1 là tác thể, N2 là đích thể, V1 là động từ chỉ hành động do tác thể thực hiện, V2 là động từ chỉ kết quả

do N1 tạo ra bằng cách thực hiện V1. Tuy nhiên chỉ có dạng mô hình thứ hai mới cho

ta các kiểu vị từ kết chuỗi mà bản thân chúng có khả năng biểu thị nét nghĩa chủ đạo theo thông số [±động] và [±chủ ý]. Ví dụ:

(3.35) Gió thổi tan những lo lắng chua cay chất ở trong lòng. [NC, TTTN] (3.36) Hai vai nàng rung động, và vạt áo cầm lên vò nát trong tay. [TL, TNCL] Vị trí của V2 và N2 có thể hoán đổi cho nhau mà nghĩa của kết cấu không thay đổi. Ví dụ Bẻ gãy cái que Bẻ cái que gãy. Khi đó mô hình kết cấu gây khiến - kết quả chuyển hoá từ dạng V1V2N sang dạng V1NV2.

Theo Nguyễn Thị Quy, một kết cấu gây khiến - kết quả, như bẻ gãy cái gậy,

cán mỏng tấm thép, vốn có nghĩa là “bẻ cái gậy cho nó gãy”, “cán tấm thép làm cho

nó mỏng đi”, bao giờ cũng có thể có một biến thể là bẻ cái gậy gãy đôi, cán tấm thép

mỏng dính. Dạng này thường dùng nếu vị từ thứ hai (chỉ kết quả) có trạng ngữ, và là dạng duy nhất có thể có khi vị từ chính là khiến.

Nếu áp dụng với các vị từ huỷ diệt thì có thể thấy các vị từ này không tham gia

vào kết cấu gây khiến - kết quả (trừ một vài trường hợp như giết (chết), khua (tan).

Hầu hết chúng chỉ là những tổ hợp vị từ + trạng ngữ thông thường. Chẳng hạn diệt

sạch sâu, xoá sạch dòng chữ không có nghĩa là “diệt sâu làm cho nó (sâu) sạch”, “xoá dòng chữ làm cho nó (dòng chữ) sạch” mà có nghĩa là “diệt hết sâu (làm cho nó chết hết không còn sót con nào)”, “xoá hết dòng chữ (không để lại dấu vết gì)”.

Tới đây chúng tôi chuyển sang bàn đến ngữ nghĩa của các kiểu tổ hợp vị từ trong kết cấu gây khiến - kết quả.

90

Một phần của tài liệu Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)