Đang/ đương có khả năng kết hợp rộng không chỉ với các vị từ chỉ hành động, quá trình, mà còn có thể kết hợp được với các vị từ [- động] chỉ tính chất, tình trạng,
tư thế, thậm chí cả với các vị từ tồn tại, vị từ quan hệ. Ví dụ: đang yêu, đang vui,
đang đau khổ, đang sáng, đang đẹp (ra), đang to (ra), đang lớn (lên), đang dài (thêm), đang yếu (đi), đang đông (lại), đang nóng (lên), v.v.
Các vị từ chỉ đặc trưng tính chất [- động] khi đi với đang thì thường có hoặc
không có trạng tố chỉ hướng đi kèm. Chúng có ý nghĩa diễn đạt cái đặc trưng diễn tiến của một quá trình. Ví dụ:
(4.68) Sức khoẻ của Hải đang yếu đi.
(4.69) Máu đang đông lại.
Ngược lại các vị từ [- động] chỉ trạng thái tình trạng có tính nhất thời có khả
năng kết hợp với đang mà không cần các trạng tố chỉ hướng đi kèm sau vị từ chính.
Các vị từ có đặc trưng [- động] [+nội tại] [- thường tồn] có hai diễn tố: một nghiệm
thể và một đối thể, khi đi với đang/đương có ý nghĩa chỉ một trạng thái diễn ra chưa
kết thúc trong thời điểm được xem là thời điểm mốc. Nó có ý nghĩa biểu thị một quá trình tăng mức độ động của vị từ chính đó. Và chúng có tác dụng chuyển từ một trạng thái hay tính chất (tĩnh) thành một quá trình (động).
(4.70) Ông đang bận.
(4.71) Trời còn đang tối.
Trong những kết hợp với vị từ tĩnh, có những trường hợp dùng đang là bắt buộc khi cần diễn tả các ý nghĩa tình thái. Đối với những trường hợp người nói muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin, tác động tới người nghe, bắt người nghe
phải chú ý để mà ứng xử và hành động thì bắt buộc phải dùng đang. So sánh:
(4.72) (a) Trà nóng quá!
111
Câu (a) là một nhận xét chung về tình trạng của trà, còn câu (b) lại có thêm các ý nghĩa: Trà chỉ nóng trong lúc này (thời điểm nói). Ý nghĩa này được suy ra từ ý
nghĩa thể của đang, và có thể hàm ý rằng, “trà đang nóng, nên uống đi kẻo để nguội
mất ngon”, hoặc cũng có thể ngược lại, “trà vẫn còn nóng, uống từ từ thôi kẻo bị bỏng”. Câu (b) có thêm ý nghĩa thúc giục người nghe hành động, do vậy, không thể bỏ đang.
Một trường hợp khác bắt buộc phải dùng đang khi cần đối chiếu thời gian của
các sự tình. Ví dụ:
(4.73) Môi Nhót đang cong tớn bỗng nhiên xịu xuống.
Đối chiếu thời gian diễn ra các sự kiện cũng là đặc điểm của cấu trúc đang A thì B. Theo chúng tôi, đây là một cấu trúc cố định, không thể bỏ đang trong cấu trúc này.
Mặc dù đang không được dùng khi miêu tả các sự tình phi thời gian tính như
những sự tình mang tính quy luật, những thói quen, sự kiện diễn ra thường xuyên, những đặc điểm, tính cách ổn định của sự vật, nhưng nếu được nhìn nhận như một sự tình đang ở trong một quá trình vận động và biến đổi thì lại có thể dùng đang. Ví dụ, có thể nói Nó đang rất hiền nếu như tính chất hiền của con người nó bỗng thay đổi do
một tác động nào đấy. Chẳng hạn Nó đang rất hiền bỗng dưng trở nên độc ác từ ngày
mẹ nó mất.
Như vậy, một sự tình phi thời gian muốn đi với đang (hay cả đã và sẽ), phải được biến đổi thành sự tình có định vị thời gian. Khi đó vị từ đã có sự chuyển hóa từ biểu hiện một sự tình tĩnh sang biểu hiện một sự tình động.
Đang có thể kết hợp với các vị từ ở giai đoạn đầu phát triển của sự vật,
như: Nho đang (còn) xanh lắm! Cô ấy đang (còn) trẻ. Song nó không thể kết hợp với
các vị từ có ý nghĩa ngược lại, tức ở giai đoạn cuối của sự phát triển, trong trường hợp có thể kết hợp, nó sẽ đòi hỏi những ràng buộc ngữ pháp-ngữ nghĩa nhất định. Ví dụ:
Không thể nói (-) Chỉ có thể nói (+)
Nó đang cũ. (-) Nó đã cũ / Nó đang cũ dần đi. Cô ấy đang già. (-) Cô ấy đã già / Cô ấy đang già đi. Gạo đang hết. (-) Gạo đã hết / Gạo đang hết dần. Cơm đang chín. (-) Cơm đã chín.
112
Cũ, già, hết, chín, muộn là những trạng thái được xác định rõ ràng theo một tiêu chuẩn nhất định, tuỳ từng trường hợp cụ thể. Chỉ có thể dùng đang khi trong câu có sự xuất hiện của các từ đi hay dần. Khi đó, các vị từ cũ, già, hết có ý nghĩa quá trình.
d. cứ
Cứ thường đóng vai trò làm yếu tố tình thái trước động ngữ, biểu thị nghĩa tiếp tục trong các câu khẳng định. Đái Xuân Ninh (1978) đã giải quyết hư từ cứ một cách ngắn gọn như sau: Cứ hàm chỉ cái gì cản trở mà chủ thể của hoạt động bất chấp, ví dụ,
Địch cứ phá ta cứ đi. Nguyễn Anh Quế (1988) thì giải thích ngữ nghĩa của từ cứ là biểu thị một hành động, trạng thái mà chủ quan của người nói cho rằng không thay đổi, hoặc nhất thiết không thay đổi. Ngoài ra tác giả đã đề cập đến nét nghĩa “biểu thị những hành động, trạng thái có tương quan nhau về mặt thời gian, điều kiện”. Đỗ Thanh (1998), trong Từ điển từ công cụ tiếng Việt đưa ra bốn nét ngữ nghĩa cho hư từ cứ, trong đó có nét nghĩa biểu thị ý nghĩa tiếp diễn của hành động, tính chất, trạng thái, ví dụ:
(4.74) Nắng tự lòng ta cứ ấm dần. (Tố Hữu)
(4.75) Sao nó cứ gầy thế nhỉ?
(4.76) Cái cô này ngày nào cũng phơi nắng thế mà lại cứ trắng nõn ý nhỉ?
Hàng loạt các kết hợp khác của cứ với vị từ tĩnh như cứ đen, cứ đỏ, cứ yếu, cứ
khỏe, cứ mới, cứ hay, v.v. tạo ra một khung tình thái của vị ngữ với ý nghĩa biểu thị một quá trình “tiếp diễn liên tục” hoặc “không thay đổi”, tức là ở đây vị từ đã có sự chuyển hóa từ vị từ trạng thái sang vị từ quá trình.
4.3.2.2. Thể khởi phát tiếng Việt và sự chuyển hóa của vị từ
Thể khởi phát đánh dấu sự bắt đầu của một hành động hoặc sự khởi đầu của một trạng thái, quá trình. Như vậy, thể khởi phát có thể xem là một phạm trù phụ thuộc (subcategory) của phạm trù phi hoàn thành hoặc phạm trù thời lượng (durative) [85, tr.14].
Khái niệm “khởi phát” cần được phân biệt với sự chuyển thái (change of state), một bên thể hiện một trạng thái đã được thay đổi khác với trước (trạng thái trước và sau khác nhau, nhưng khoảng cách thời gian không xác định) còn một bên là một trạng thái mới xuất hiện kể từ một thời điểm xác định (dù có hiển ngôn hay
không). Ví dụ, trong tiếng Anh, câu The leaf became yellow (Chiếc lá trở nên vàng)
diễn đạt một quá trình chuyển thái, quá trình vàng bắt đầu từ khi nào không được thể
hiện, nhưng khi nhận định được đưa ra thì chiếc lá đang có màu vàng; còn câu The
113
vàng, nhưng không hàm nghĩa kết quả, tức là quá trình chuyển vàng đã bắt đầu nhưng có thể kết thúc khi chiếc lá chỉ vừa chớm vàng. Như vậy, bản chất sự đối lập khởi phát - chuyển thái chủ yếu là ở sự có mặt tiềm tàng hoặc hiển ngôn kết điểm đầu (gọi tắt là “khởi điểm”, initial endpoint).
Theo tổng kết của Nguyễn Vân Phổ, sự tình khởi phát [+ thời lượng] [vô kết] trong tiếng Việt có thể được biểu hiện bằng (i) vị từ bắt đầu, (ii) cấu trúc vị ngữ có khung đề hay trạng ngữ điểm tính, (iii) vị từ tình thái mới, (iv) các vị từ tình thái mang nghĩa đột biến (nổi, sinh, phát, khởi, đâm, òa, v.v.). Chúng tôi xét các vị từ tình thái biểu hiện thể khởi phát như là một yếu tố hỗ trợ sự chuyển hóa của vị từ tĩnh sang vị từ động, đồng thời bổ sung thêm một số yếu tố khác, cụ thể như sau:
a. Sự tình khởi phát hiển ngôn với sự có mặt của vị từ bắt đầu:
(4.77) Thấy mình lại sắp bắt đầu nghĩ ngợi lôi thôi, Dũng đứng thẳng dậy, rút
thuốc lá quệt mạnh que diêm (…) [NL, ĐB]
Bắt đầu cho biết: kể từ khởi điểm, sự tình diễn ra và sẽ diễn ra trong một thời
đoạn nhất định. Trong một sự tình có bắt đầu, ngữ vị từ theo sau bao giờ cũng được
hiểu [+thời lượng].
b. Trong tiếng Việt, vị từ tình thái mới cũng có thể biểu thị nghĩa khởi phát. Ví dụ: (4.78) Nó mới khỏe đấy.
Nghĩa khởi phát của mới thể hiện khi hành chức trên các vị từ [+thời lượng],
[vô kết]. Tuy nhiên, ý nghĩa khởi phát này hình thành trên cái nền tình thái “diễn đạt sự tình xảy ra ở thời điểm ngay trước thời điểm quy chiếu” cho nên, theo chúng tôi, đây chỉ là ý nghĩa thứ sinh (secondary).
c. Các vị từ hàm ý chuyển hóa: nên, thành, hóa, biến thành, hóa ra, trở thành,
trở nên, đâm ra.
Về bản chất, các động từ này diễn đạt các quá trình chuyển biến, diễn ra và đóng kín trong chủ thể hành động. Vì vậy, về mặt ngữ pháp, chúng là những động từ hướng nội. Ví dụ:
(4.79) Chỉ một loáng, căn nhà đã trở nên gọn gàng, sạch sẽ. (Y Ban)
(4.80) Từ ngày đầu nó hoá mốc, tao để ý thấy thằng bé thế nào ấy. [TH, CD]
(4.81) Nhưng bà cụ vẫn không quên nói đến cái đầu mốc và nét mặt sắp hoá
114
d. phát cũng là một vị từ tình thái tiêu biểu có giá trị tạo thể, thường kết hợp chủ yếu với các vị từ tĩnh chỉ tâm lí, tình cảm, tâm trạng, cảm giác, thể trạng, chẳng hạn
phát cáu, phát điên, phát tức, phát ách, phát chán, phát ớn, phát ngán, phát rồ, v.v.
e. Ngoài ra, trong tiếng Việt có một loạt vị từ tình thái có giá trị tạo thể, chẳng hạn: sinh, đâm, nổi, khởi, bật, bùng, khai; và một số vị từ khởi phát đặc biệt như đổ
(bệnh, nợ), ngã (bệnh), phá (lên cười), òa (khóc), vọt (lên, ra), v.v. Ví dụ:
(4.82) Nghe chuyện nó sinh nghi ngay.
(4.83) Tình hình càng đâm rối.
Các vị từ biểu thị nghĩa khởi phát trong các câu trên đều có thể thay thế bằng
bắt đầu. Tất nhiên, mỗi từ có nghĩa từ vựng khác nhau, do vậy nó sẽ mang đến một nghĩa mới cho câu. Điểm chung nhất là nét nghĩa liên quan đến tình thái đột biến. Nói chung, sau khi bắt đầu (biểu thị bằng vị từ đứng trước), hoạt động, quá trình hay trạng thái (biểu thị bằng vị từ đứng sau) sẽ tiếp tục diễn ra trong một thời đoạn nhất định.
Như vậy, những trường hợp không đáp ứng nội dung ngữ nghĩa này sẽ không
được xem là khởi phát. Chẳng hạn, trong Nó bật đứng dậy thì bật chỉ là một yếu tố
tình thái biểu thị sự nhanh chóng và đột biến, vì đứng dậy khó có thể biểu thị một
hành động có thời đoạn, nhất là khi nó kết hợp với bật. Hơn nữa, sau khi “bật đứng
dậy” thì nó không (tiếp tục) “đứng dậy” nữa mà chỉ (tiếp tục) “đứng” thôi. Cũng do ý
nghĩa này, những trạng ngữ biểu hiện nghĩa đột biến (như bỗng, chợt, bất ngờ, thình
lình, v.v.) trình bày ở phần trước chỉ có thể mang nghĩa khởi phát khi đi cùng với một vị từ [+thời lượng] và [vô kết]. Có thể xem (e) là trường hợp khởi phát thứ sinh.
4.3.2.3. Vị từ khởi phát “bắt đầu” với sự chuyển hóa của vị từ
Bắt đầu có thể xem là vị từ tiêu biểu cho ý nghĩa khởi phát, vì ý nghĩa từ vựng tường minh, vì khả năng có mặt trong hầu hết các loại sự tình và cũng vì màu sắc trung tính (neutral) của nó. Khi bắt đầu xuất hiện trong các sự tình tĩnh, có thể kèm theo những điều kiện khống chế nhất định, vị từ có sự chuyển hóa để biểu hiện sự tình động. Sự chuyển hóa ở đây diễn ra đối với hầu hết các vị từ tĩnh đã được tổng kết.